Cách nhận biết và phân biệt 8 loại vải thông dụng hiện nay

Ngành may mặc thời trang hiện nay có rất nhiều mẫu mã đẹp, mỗi loại quần áo lại có thể được may bằng một loại vải khác nhau rất đa dạng: vải cotton, vải jean, kaki, len… Mỗi loại vải lại có đặc tính khác nhau như loại mặc để mát mẻ, loại mặc giữ ấm, loại chống nhăn…

Việc nhận biết các loại vải và những đặc tính, ưu điểm, nhược điểm của từng loại sẽ giúp chúng ta chọn lựa quần áo thời trang phù hợp với nhu cầu và mục đích của chúng ta.

Dưới đây Danangsale xin chia sẻ đến bạn thông tin và ưu nhược điểm của các loại vải phổ biến hiện nay.

1. Vải cotton là gì?

Vải thô Cotton là loại vải được dùng may mặc phổ biến nhất hiện nay do những đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái khi mặc… Vải Cotton được dệt từ nguyên liệu tự nhiên, trong đó thành phần chính được làm từ sợi bông, có khả năng hút/ thấm nước rất cao, có thể thấm nước đến 65% trọng lượng, và không gây ra các nguy cơ dị ứng cho người mặc. Vì vậy sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.

Ưu điểm: Vải có khả năng hút ẩm, do đó thấm hút mồ hôi rất tốt, do đó các loại quần áo may bằng vải sợi bông mặc rất thoáng mát, dễ chịu, thích hợp với khí hậu nhiệt đới hay các loại trang phục mùa hè. Sợi bông tạo ra các nguy cơ dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng, phổ biến trong ngành dệt may. Các loại bông được phân biệt theo chiều dài của sợi, sau đó đến mùi, màu và độ sạch của cuộn sợi. Ngoài ra sợi bông càng dài thì càng có chất lượng cao.

Nhược điểm: Dễ bị co, dễ nhăn nhàu nên phải ủi nhiều lần, khi ủi xong khó giữ nếp, dễ bám bẩn (Sợi bông thường dễ dính bẩn và dính dầu mỡ), giặt khó sạch. Ngoài ra độ bền của vải không cao, dễ chảy sệ hoặc bị kéo dãn, dễ bị mục do vi khuẩn, nấm mốc xâm hại.

Cách nhận biết: Khi kéo đứt sợi thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông. Khi vò nhẹ vải để lại nhiều nếp nhăn. Khi đốt, vải bị cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tàn tro trắng mủn nhanh. Khi đổ nước lên vải, vải hút nước mạnh, chỗ bị ướt loang rộng rất nhanh.

Ứng dụng: Dùng may quần áo mặc mùa hè, phù hợp để may quần áo trẻ em, người già, người bệnh, trang phục lao động và trang phục quân đội. Vải cotton còn thích hợp cho đồ dùng sinh hoạt cần hút ẩm tốt như áo gối, chăn mền, tấm trải gường, khăn tay, khăn tắm, khăn bàn, khăn ăn, giày vải .

Bảo quản: Nhiệt độ ủi thích hợp từ 180 – 200 độ C, nên ủi khi vải ẩm, giặt bằng xà phòng kiềm. Phơi ngoài nắng, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

Vì là chất liệu từ thiên nhiên nên giá thành của những bộ trang phục Cotton sẽ khá cao.

vải cotton là gì

Vải Cotton gồm các loại:

100 % Cotton

Cotton 100% là chất liệu vải chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc, mục, không pha thêm bất cứ thành phần nào. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, thích hợp với khí hậu của nước ta. Loại vải này có giá thành cao nhất do có thành phần 100% thiên nhiên.

Cotton 65/35 (CVC)

Là loại vải với sự kết hợp của 2 loại sợi PE (còn gọi là vải Polyester, là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene, nguồn gốc từ dầu mỏ và Cotton với tỉ lệ 65% Cotton và 35% PE. Cotton 65/35 có độ bền khá cao, độ co dãn và thấm mồ hôi cũng tốt. Giá thành của loại vải này rẻ hơn so với loại vải Cotton 100%.

Tixi (Cotton 35/65)

Là loại vải với sự kết hợp giữa Cotton và PE, với tỉ lệ 35% Cotton và 65% PE. Do loại vải này có giá thành thấp hơn 2 loại vải bên trên nhưng vẫn giữ được một số đặc tính tốt của vải cotton nên được sử dụng rất rộng rãi trong ngành may mặc.

2. Vải Kaki là gì?

Vải kaki là loại vải có độ cứng và dày hơn so với các loại vải khác. Vì vậy loại vải này thường được dùng để thiết kế quần công sở, đồng phục bảo hộ lao động, đồng phục công ty,…

Vải kaki có hai loại chính là kaki thun (có độ co giãn) và kaki không thun

Ưu điểm của vải kaki là ít nhăn, dễ giặt ủi và giữ được màu tốt, do đó thường được dùng để may đồng phục bảo hộ lao động.

vải kaki là gì

3. Vải Kate là gì?

Vải Kate có nguồn gốc từ sợi TC, là loại vải được pha giữa Cotton và Polyester.

Ưu điểm của vải kate là Vải không bị nhăn, mặt vải phẳng và mịn, có khả năng thấm hút tốt, chất mịn nên không gây kích ứng da, thân thiện với cơ thể. Nhờ đặc tính trên cũng giúp cho vải kate dễ dàng được giặt ủi phẳng.

Ứng dụng của vải kate thường được sử dụng để may mặc áo sơ mi nữ, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời tiết nắng nóng, hoạt động nhiều.

Cách nhận biết:

  • Khi nhìn, vò vải sẽ thấy vải không bị nhăn, có cảm giác vải mịn và mát.
  • Lấy một mẩu nhỏ vải Kate đem đốt. Vải Kate khi bị đốt lên sẽ có mùi nhựa thoang thoảng, tùy theo thành phần sợi PE có trong vải nhiều hay ít. Tro vải sẽ gồm một phần tan mịn còn một phần bị vón cục.

vải kate là gì

4. Vải lanh là gì?

Vải lanh hay còn gọi là vải linen là loại vải mỏng, mát, thường được sử dụng để may quần áo mặc nhà khá nhiều. Vải có nguồn gốc từ chất liệu tự nhiên, rất mỏng và mềm.

Ưu điểm:

 

  • Được dệt từ chất liệu thiên nhiên, không gây kích ứng cho da.
  • Vải khá cứng nên đứng dáng khi may quần áo.
  • Vải có khả năng thấm mồ hôi tốt và độ bền cao.

Nhược điểm:
 

  • Rất dễ nhăn sau khi giặt.
  • Độ co giãn không cao.

     >>> Tìm hiểu thêm chi tiết Vải lanh là gì cùng những thông tin về phân loại, đặc điểm, bảo quản và phân loại của vải lanh tại đây

vải lanh là gì

5. Vải nỉ là gì?

Vải nỉ (Polar Fleece) là sự kết hợp giữa vải và len. Vải nỉ là một loại vải có độ mềm mại và độ giữ ấm rất cao, bề mặt được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt, dễ dàng tạo kiểu và thiết kế thời trang giúp bạn có được những mẫu trang phục độc đáo, cá tính và không bị đụng hàng. Vải nỉ thường được sử dụng trong thiết kế các đồ vật Handmade.

Ưu điểm:

 

  • Mềm mại và giữ ấm tốt nhờ lớp lông mịn ở bề mặt.
  • Có thể mặc được cả 2 mặt do cấu trúc 2 mặt song song.
  • Đa dạng màu sắc, dễ thiết kế thời trang.

Nhược điểm:

 

  • Dễ hút nước nếu nước vượt qua lớp lông bề mặt.
  • Nhanh bẩn: do bề mặt xù xì nên khi bị bẩn thì không thể lau chùi mà phải đem đi giặt kỹ.

vải nỉ là gì

6. Vải Jean là gì?

Vải Jean là một loại vải được dệt từ 2 sợi cùng màu xanh chàm từ chất liệu Cotton Duck và là 1 loại vải bông thô. Đây là loại vải thông dụng, được sử dụng rất nhiều trong thời trang may mặc, phổ biến như quần jean, áo jean, áo khoác jean … Vải jeans có tính bền bỉ, dù đã qua nhiều lần giặt nhưng cũng không bị mòn rách nhanh như các loại vải khác.

Có 2 loại vải tương tự nhau gồm:

Vải denim: được dệt ra từ 2 sợi vải khác màu nhau, thường là 1 sợi màu xanh chàm và một sợi trắng. Denim ra đời trước jeans từ thế kỷ XVII và được sử dụng vào nhiều mục đích đa dạng khác nhau như: quần áo, rèm cửa, vải bạt, vải bọc ghế, … Đây được xem là chất vải dành cho người lao động, trang phục từ vải denim toát lên sự bền bỉ, mạnh mẽ và phá cách.

Vải jean: Khác với vải demin, jeans được dệt từ 2 sợi cùng màu xanh chàm cho ra 1 màu xanh chàm đặc trưng. Vải Jeans sẽ có giá rẻ hơn vải denim, chất vải cũng mềm mại hơn.

Ưu điểm:

 

  • Vải jean có độ bền rất cao, hiếm khi bị sờn, rách, xô chỉ như các loại vải khác.
  • Tạo phong cách cá tính: nhờ cấu tạo riêng của vải jean mà các loại thời trang vải jean tạo phong cách ấn tượng, thoải mái, cá tính tuyệt vời cho người mặc.
  • Mang lại cảm giác thoải mái khi mặc: nhờ đặc tính đặc trưng của vải jean mà khi mặc vào, người mặc có cảm giác thoải mái, rộng thoáng chứ không hề bí bách.

vải jean là gì

7. Vải Lụa Tự Nhiên là gì?

Nguồn gốc: Vải lụa được dệt từ tơ của kén tằm. Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, tơ của tằm dâu là loại được sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới. Sợi tơ tằm được tôn vinh là “Nữ Hoàng” của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm.

Ưu điểm: Chất vải sáng, rất mềm mại, bóng mượt, nhẹ. Hút ẩm tốt, đem lại cảm giác thoáng mát cho người mặc. Vải có khả năng cách nhiệt tốt nên mặc rất mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Nhược điểm: chịu nhiệt kém, nhiệt độ cao sẽ làm tơ lụa bị giòn, ánh nắng và mồ hôi dễ làm tơ mau mục và úa vàng, vải dễ co rút và nhăn. Vải cũng kém bền với chất kiềm như bột giặt. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, bazơ, muối kim loại, chất nhuộm màu.

Cách nhận biết: Khi sờ vào thấy mát tay, mặt vải láng mịn (người sờ có thể cảm nhận được vẻ mịn và mượt mà của lụa không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo), óng ánh (mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác với các góc tròn.

Vì có hình dạng tam giác nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp chosợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên ). Khi bị đốt, vải lụa cháy chậm và có mùi khét như tóc cháy (đây cũng là tính chất chung của các loại vải có nguồn gốc từ đồng vật hay còn gọi là xơ protid), đầu đốt sủi bọt màu nâu, xốp, bóp vỡ vụn.

vải lụa là gì

Ứng dụng: Lụa tơ tằm được dùng phổ biến nhất để may áo dài, váy dạ hội, đồ lễ phục, các mặt hàng thời trang cao cấp. Quần áo bằng lụa rất thích hợp với thời tiết nóng và hoạt động nhiều vì lụa dễ thấm mồ hôi. Quần áo lụa cũng thích hợp cho thời tiết lạnh vì lụa cách nhiệt tốt giúp cho người mặc ấm hơn.

Bảo quản: Nhiệt độ ủi thích hợp từ 140 – 150 độ C. Ủi ở mặt trái hoặc mặt phải, dùng khăn ẩm để lên mặt vải trước khi ủi ở mặt phải. Nếu ủi ở nhiệt độ quá cao, tơ sẽ mất độ bóng. Không nên ngâm vải lâu trong xà bông. Nên giặt bằng xà phòng trung tính như dầu gội đầu, chanh, bồ kết trong nước ấm., không nên phơi ở nơi có nhiệt độ và ánh nắng gắt sẽ làm lụa bị giòn và úa vàng nên phơi ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vải.

8. Vải len là gì?

Nguồn gốc : Vải len được dệt từ sợi thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như dê, lạc đà. Vải len được sản xuất bằng cách sử dụng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền của sợi.

Trong đó đường kính sợi là chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả. Vải len có đặc tính nhẹ, xốp, có độ bền cao, ít nhăn, ít co giãn, ít hút nước.

Ưu điểm: Giữ nhiệt tốt, vì vậy thường được may đồ giữ ấm.

Nhược điểm: Kém bền với kiềm, dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá huỷ.

Cách nhận biết: Cảm giác thô ráp khi cầm nắm, mặt vải có xù lông cứng, khi kéo đứt sợi có độ kéo dãn lớn. Vải cháy yếu, có mùi khét như tóc cháy ( xơ protid). Tro tàn đen, xốp, dễ vỡ. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp.

vải len là gì

Ứng dụng: Dùng để may quần áo mặc ngoài về mùa đông như áo khoác, áo dạ, áo măng tô, làm chăn, khăn quang cổ, mũ len, găng tay, tất. Được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc đồ giữ ấm, đặc biệt ở các nước có khí hậu lạnh.

Bảo quản: Giặt bằng xà phòng trung tính tránh ngâm lâu, các loại hàng len cao cấp thường phải giặt khô, là hơi vì nếu giặt bình thường sẽ bị biến dạng, giảm chất lượng và vẻ đẹp của sản phẩm. Tránh giặt bằng nước nóng. Nên phơi đồ vải len ở nơi râm mát, thoáng gió. Cất giữ cẩn thận để tránh bị gián gặm nhắm.

Chia sẻ ngay:

Bài viết liên quan

11571239664764004001
Mẹo chọn đồ vest bé trai đúng chuẩn soái ca cập nhật xu hướng
Với các mẹ, để lựa chọn đồ vest bé trai giúp trẻ xuất hiện thật tươm tất và phong cách khi đi tiệc hoặc...
huong-dan-chon-do-vest-tre-em-11582306488874004001
Hướng dẫn cách chọn đồ vest trẻ em - Tất tần tật từ A-Z
Chọn lựa đồ vest bé trai sao cho đẹp, đúng chuẩn soái ca với trai cưng nhà mình luôn là vấn đề được các...
bo-suu-tap-do-vest-be-trai-sanh-dieu-dang-yeu-11582207499384004001
Bộ sưu tập đồ vest bé trai sành điệu, đáng yêu
Ngày nay, đồ vest bé trai không chỉ được những quý ông ưa thích mà còn được thường xuyên diện cho các...