Có rất nhiều chất liệu vải trong ngành may mặc và mỗi chất liệu sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ chọn những chất liệu phù hợp cho từng môi trường khác nhau.
Khi thời tiết vào hè, nhu cầu tìm kiếm những loại vải đem đến sự mát mẻ, dễ chịu trong những ngày nóng bức được gia tăng. Do đó, một loại vải tạm thời bị bỏ quên trong vài tháng trước đã trở lại làm sôi động cả thị trường thời trang, chính là vải lanh. Một chất liệu vải vô cùng quen thuộc và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết những đặc tính của chất liệu vải này chưa? Danangsale chia sẻ những thông tin hữu ích về vải lanh đến mọi người với mong muốn giúp mọi người nắm bắt và biết cách sử dụng loại vải này đúng cách nhất.
1. Vải lanh là gì?
Vải lanh (tiếng Anh gọi là vải linen) được sản xuất chủ yếu từ vỏ, xơ và sợi của cây lanh thiên nhiên. Loại vải lanh ở Tây Âu là có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Mặc dù có nhiều đặc điểm giống với bông nhưng vải lanh thường được làm từ thân cây thay vì các quả nang mọc xung quanh hạt bông.
Vải lanh là gì? Hãy cùng tìm hiểu theo nội dung dưới đây nhé
2. Đặc điểm và lịch sử hình thành của vải lanh là gì?
Vải lanh được biết đến như một chất liệu vải có lịch sử lâu đời nhất, bởi các nhà khảo cổ học hiện đại đã tìm ra những bằng chứng cho thấy các dân tộc thời đồ đá ở Châu Âu, đã sản xuất hàng dệt từ vải lanh từ khoản 36.000 năm trước.
Sau đó, còn có nhiều bằng chứng lịch sử xuất hiện trong những ngôi nhà cổ được xây dựng trên bờ hồ của Thụy Sĩ khoảng 10.000 năm trước, và theo suy đoán của các nhà khảo cổ học, vải lanh được thuần hóa đầu tiên ở Mesopotamia cổ đại, và chủ yếu được dành riêng cho giai cấp thống trị. Loại vải này cũng được sử dụng rộng rãi ở Ai Cập cổ đại.
Bởi đặc tính nóng bức của Ai Cập mà nhu cầu sử dụng trang phục chống lại tia nắng mặt trời và thấm hút mồ hôi nhanh chóng được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vây, vải lanh với những ưu điểm tương đồng như độ thoáng khí và thiếu độ ẩm của nó nhanh chóng giúp nó thành loại vải dệt phổ biến và có giá trị nhất ở Ai Cập.
Trên thực tế, người Ai Cập cổ đại ngoài việc sử dụng vải lanh trong may mặc hoặc dùng như một loại tiền tệ, thì loại vải này còn được dùng để làm tấm vải liệm và bọc cho xác ướp.Nhiều xác ướp của động vật như bọ hung, mèo được tìm thấy ở ngôi mộ Ai Cập 4500 năm tuổi có sự xuất hiện của chất liệu này.
Vào năm 1881, khi tìm ra Lăng Mộ của Vua Pharaoh Ramses II thì các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tấm vải lanh còn nguyên vẹn mặc dù đã trải qua hơn 3000 năm.
Bên cạnh đó, các xác ướp của “Kaboolie” con gái của một tu sĩ Ammon và lăng mộ của Tutankhamen cũng có xuất hiện vải lanh ở tình trang y nguyên, điều đó đã chứng mình loại vải làm từ cây lanh có độ bền rất cao.
Sau thể kỷ thứ 12 sau Công Nguyên, Ireland trở thành nơi sản xuất vải lanh chính của châu Âu, và đến thế kỷ 18, khi thương mại phát triển mạnh thì thị trấn Belfast được biết đến với tên gọi là vải lanh lanh “Linenopolis” . Sau này, khi việc sản xuất bông trở nên rộng rãi vì giá thành rẻ và dễ dàng thì vai trò của vải lanh trong nền kinh tế dệt may của Châu Âu bị giảm sút mặc cho sự phổ biến trong suốt thời kỳ thuộc địa của nó.
Ngày nay, do quá trình sản xuất loại vải này tốn quá nhiều chi phí cùng công sức và thời gian sản xuất, thực ra trước đây, quá trình sản xuất ban đầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các thợ thủ công, chính vì vậy, nguồn vải lanh cao cấp giờ chỉ còn có nguồn gốc từ các quốc gia như Ý, Bỉ, Ấn Độ, Ba Lan,…
3. Đặc điểm, tính chất của vải Lanh là gì?
Ưu điểm
– Nhẹ nhàng, mềm mịn
Với chất liệu từ thiên nhiên, loại vải này nhẹ nhàng và mềm mịn hơn các loại vải khác. Bạn chỉ cần sờ bằng tay cũng dễ dàng độ mềm mại và mát lạnh của loại vải này.
– Thấm hút mồ hôi tốt
Một trong những ưu điểm vượt trội của loại vải này chính là thấm hút mồ hôi thật tốt. Đây là loại vải “thần thánh” của mùa hè, bởi khả năng thấm hút mồ hôi cao, đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái và thoáng mát.
– An toàn cho sức khỏe, không kích ứng da
Một điểm vô cùng đặc biệt của vải lanh chính là độ an toàn vô cùng cao, đảm bảo không bao giờ gây dị ứng da cho người dùng nó. Đương nhiên, tránh các trường hợp bạn gặp phải loại vải lanh kém chất lượng hoặc bị trộn với nhiều sợi vải khác..
– Màu sắc đa dạng
Màu sắc luôn luôn là vấn đề được người dùng quan tâm hàng đầu, và vải lanh hoàn toàn có thể đáp ứng hoàn hảo chủ đề này. Loại vải này có màu sắc vô cùng đa dạng và cực kỳ thích hợp để nhuộm hay dễ dàng cho việc phối đồ.
– Thân thiện với môi trường
Cây lanh không cần sử dụng nhiều nước & hoá chất khi trồng (rất dễ trồng ở những vùng khí hậu mát mẻ)
Nhược điểm
– Độ co dãn thấp
Vì được sản xuất 100% từ các sợi tự nhiên nên độ đàn hội của lanh sẽ kém hơn những loại vải được làm từ thun, Cotton. Bạn nên tránh mặc đồ quá bó làm từ chất liệu này khi cần hoạt động mạnh.
– Vải lanh dễ nhăn
Thực tế, đây là nhược điểm mà tất cả các loại vải được làm từ nguyên liệu tự nhiên đều mắc phải.
4. Phân loại vải Lanh
Điểm đặc biệt của vải lạnh chính là khi chúng ta áp dụng cách dệt khác nhau thì sẽ cho ra đời những loại vải lanh với những tính chất khác nhau.
Vải lanh Damask
Vải này còn có tên gọi khác là vải lanh tơ mịn được dệt trên khung hoa, được điểm xuyết với các hình vẽ của tán lá, trái cây, và các mẫu trang trí khác. Nó là một loại vải được dệt từ những sợi dọc và sợi ngang đan xen với nhau. Với những đặc điểm trên loại vải này được dùng nhiều để làm quần áo và khăn trải bàn.
Vải lanh Nhật Bản
Vải lanh Nhật Bản đang được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam. Mặc dù giá thành rất cao nhưng có rất nhiều những ưu điểm nổi trội và được xem là loại vải thiết kế trang phục đẹp nhất thế giới nên nó rất đáng để đầu tư.
Vải lanh Bỉ
Như đã đề cập ở phần lịch sử hình thành và phát triển, Bỉ chính là quốc gia sản xuất ra vải lanh có chất lượng hàng đầu thế giới. Để đạt được điều đó, vải lanh Bỉ được sản xuất hoàn toàn chỉ từ những hạt lanh được trồng ở Tây Âu. Loại vải này thường được dùng để may áo sơ mi, váy liền thân và khăn trải bàn.
Vải lanh Glass Towenlling
Loại vải này là vải lanh thủy tinh vì nó được dùng chủ yếu để lau kính. Loại vải này có kiểu dệt sơ sài giúp nó thấm hút ẩm dễ dàng và phù hợp với mục đích làm sạch hơn. Cũng chính vì vậy mà nó kém chất lượng nhất.
Sheeting Linen (Vải lanh cỡ lớn)
Với kích thước cỡ lớn, khá bền có thể dễ dàng được giặt bằng máy cùng với ưu điểm có độ bền cao, mát, khá mịn, nhẹ và thoáng khí do đó nó thường được sản xuất để làm ga trải giường, chăn, nệm.
Bird’s eye Linen (Vải lanh mắt chim)
Loại vải này có tên gọi như vậy vì hoa văn của nó được dệt có hình dáng kim cương như đôi mắt của chim. Ngày xưa, nó được dệt từ những sợi lanh đã chả kỹ nhưng hiện nay, nó đã được sản xuất bằng nhiều sợi kết hợp với nhau.
Ngoài 6 nhóm vải chính được Danangsale đề cập ở trên thì thị trường hiện nay còn rất loại vải phổ biến như: lanh lụ, lanh thái, lanh mỹ, lanh trơn, lanh đũi, lanh hoa,…
5. Cách nhận biết vải lanh với các loại vải khác
Chất vải lanh đẹp sẽ mềm mịn, vải thường chảy dài, không bị sờn hay bị thủng lỗ nên có thể dùng mắt để quan sát. Ngoài ra vải này không cò màu trắng tinh.
Vải lanh khi sờ sẽ rất mát, không có độ dàn hồi nên có thể thử kéo dãn để kiểm tra.
Nếu sử dụng hai phương pháp trên mà vẫn không xác định được, bất đắc dĩ bạn có thể đốt, vải sẽ cháy rất chậm và có mùi như giấy bị đốt.
6. Bảo quản vải lanh như thế nào là tốt nhất?
- Vải lanh rất dễ nhăn, vì thế bạn cần bản quản thật tốt khi sử dụng nó.
- không nên cất giữ quá lâu mà nên sử dụng thường xuyên để tránh bị mục và mốc.
- Sử dụng nhiệt độ dưới 240 độ khi là.
- Chỉ nên giặt tay để tránh nhăn và rách do chất vải không có độ đàn hồi.
- Tránh phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời vì vải lanh khô rất nhanh và dễ bị mục
- Nên dùng móc treo để tránh bị nhăn khi sử dụng
7. Công dụng của vải lanh là gì?
– Ứng dụng trong thời trang: Vải lanh cực kỳ được ưa thích vào mùa hè nên rất thích hợp để tạo ra các kiểu đầm xòe, dáng suông, đồ ở nhà, quần áo trẻ em… Tránh sử dụng chất liệu này để may các đồ bộ vải lanh thể thao hay đồ bó sát.
– Ứng dụng trong nội thất: Nhờ vào những ưu điểm nổi bật của mình mà vải lạnh được sử dụng nhiều để làm chăn, ga hay khăn trải bàn.
Qua bài viết này, Danangsale hy vọng bạn sẽ nắm được đầy đủ thông tin về những đặc tính của loại vải lanh để có thể tận dụng nó một cách tốt nhất
Xem thêm
- Cách nhận biết và phân loại 8 loại vải thông dụng hiện nay
- Bộ sưu tập những bộ đồ ngủ mặc nhà pijama cao cấp dễ thương
- Vải satin là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và bảo quản vải satin