Vải satin là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và bảo quản vải satin

Từ khi ra đời đến nay, vải satin luôn được biết đến như một loại vải cao cấp, không hề nói quá khi xem nó như là hàng thượng phẩm trong các loại vải. Vậy vải satin là gì và vì sao loại vải này lại được đánh giá cao như thế và những đóng góp của nó trong đời sống như thế nào. Danangsale sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc trên về chất liệu vải thời thượng này.

Vải satin là gì?

Vải satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc. Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một sợi.

Với cách dệt trên, sản phẩm ra sẽ có vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn, làm cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên. Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc. Kỹ thuật dệp này làm cho vải vải có bề mặt láng bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới.

Tùy theo loại tơ, sợi vải, vải satin có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại, thướt tha hoặc đơ cứng khác nhau.

vải satin là gì

Nguồn gốc ra đời của vải satin

Vải satin ra đời từ thời trung cổ, cách ngày nay khoản 2000 năm trở về trước, khi đó vải satin được dệt từ những sợi tơ tằm quý hiếm. Chính vì vậy, nó thường được làm vật phẩm, tư trang, quần áo cho hoàng thân quốc thích và tầng lớp thượng lưu.

Ở Châu Á, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên xuất hiện vải satin và mãi rất lâu về sau nó mới lan rộng ra thế giới. Vải satin được dệt bằng kĩ thuật dệt vân đoạn phức tạp để nhằm đem tới sự đan kết giữa những sợi ngang và sợi dọc tạo nên sự khác biệt giữa hai mặt vải rõ rệt, với phần mặt trên láng bóng và mặt dưới thô mờ.

Kiểu dệt vân đoạn chính là sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang nối tiếp sẽ phải dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một.

Đến thế kỷ 12, Ý là đất nước đầu tiên ở Châu Âu ứng dụng loại vải này trong việc may trang phục, đến thế kỷ 14, thì nó lan rộng ra khắp Châu Âu.

Hiện nay, các nhà sản xuất ngoài việc sử dụng sợi tơ tằm quý hiếm, họ còn tận dụng sợi polyester và sợi viscose nhằm gia tăng số lượng lụa satin theo nhu cầu của khách hàng.

vải satin

Phân loi vi satin

Tùy vào chất liệu sợi được dùng để dệt ra vải satin mà chúng ta có nhiều loại vải khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng ngành khác nhau. Trong đó có:

La satin

Trong các loại satin thì lụa satin là chất liệu cao cấp nhất bởi nó được dệt hoàn toàn từ những sợi tơ tằm chất lượng cao, vì thế bề mặt của nó óng ả, mịn màng và đặc biệt vô cùng nhẹ nhàng, bay bổng. Chính những ưu điểm tuyệt vời đó mà chất liệu này đem đến cho người mặc cảm giác khá dễ chịu, thoải mái khi mặc.

Hơn thế nữa vải lụa satin không hề tích điện vào mùa đông như những loại vải khác nhưng vẫn giúp người mặc cảm nhận được sự ấm áp.

Cotton satin

Đây thực chất là vải cotton, tuy nhiên nó có tên gọi vải cotton satin vì nó đã áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn công phu của vải satin với mật độ các sợi cotton ít hơn vì thế loại vải này rất thông thoáng và có khả năng hút ẩm tốt.

Nhờ áp dụng cùng một loại kỹ thuật với vải satin mà cotton satin cũng mang những đặc điểm tương đồng như độ láng bóng, óng ả của bề mặt vải, sự mềm mại, nhẹ nhàng và nổi bật hơn cả là không hề bị nhăn khi giặt như vải cotton. Về độ bền thì cotton satin cũng duy trì được ở mức độ trung bình.
 

Với những đặc điểm tương đồng nhưng giá thành rẻ hơn nên chất liệu vải này được dùng nhiều trong việc sản xuất chăn ga gối.

Vải Chiffon satin

Tương tự cotton satin, chiffon satin cũng áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn đối với những chất liệu tổng hợp khác nhau như Nylon, Poly…để tạo nên loại vải này. Vải có ưu điểm nhẹ, rất mỏng, không đàn hồi, không nhăn và đặc biệt là loại vải có khả năng xuyên thấu. Do đó, nó thường được áp dụng để may đồ lót của phụ nữ, áo dài, váy đầm…

đồ bộ mặc nhà vải satin
Vải satin thường được ứng dụng thiết kế đồ bộ mặc nhà

Nhng ưu và nhưc đim ca vi satin là gì?

Ưu đim

 

  • Ưu điểm nổi bật của vải satin là độ bóng của chúng tạo nên sức hút khó cưỡng về mặt thị giác trong các sản phẩm thời trang, trang trí…đặc biệt trong môi trường đủ ánh sáng nó còn trở nên óng ả, quyến rũ vô cùng.Tính thẩm mĩ cao: Chất liệu này rất đa dạng về màu sắc và dễ dàng trong việc tạo hoa văn vì thế có khả năng cho ra đời nhiều sản phẩm đẹp ấn tượng.
  • Vải satin có đặc tính nhẹ nhàng, mềm mịn, bay bổng đem đến cho người mặc cảm giác vô cùng thoải mái và dễ chịu khi tiếp xúc.
  • Thoáng mát khi mùa hè và ấm áp vào mùa đông là những ưu điểm giúp nâng tầm loại vải này lên hàng thượng phẩm.

Nhược điểm vải satin

 

  • Do tính chất trơn bóng của mình mà vải satin gây khó khăn cho việc cắt may, ngoài ra loại vải này còn rất khó giữ nếp và rất dễ bị rách.
  • Để đảm bảo chất lượng vải được duy trì bền lâu thì bạn phải giặt tay, bắt buộc phải giặt khô
  • Khá dễ bắt lửa.
  • Vải được dệt theo kết cấu vân đoạn nên vải có một mặt bóng và một mặt thô gây nhiều khó khăn cho quá trình thiết kế.

đồ bộ vải satin

ng dng ca vi satin

 

  • Trong thời trang: Với những ưu điểm của mình, lụa satin được các nhà thiết kế tận dụng triệt để cho những mẫu trang phục cao cấp như váy cưới…hay những mẫu đầm dạ hội cho những buổi tiệc trang trọng. Bên cạnh đó, loại vải này còn được tận dụng để may khăn choàng, áo khoác bóng chày… Không khó để thấy vải satin thường được dùng để thiết kế may mặc các trang phục đồ bộ mặc nhà, áo sơ mi nữ cao cấp
  • Trong lĩnh vực chăn, ga gối: Đánh vào nhu cầu đem đến một giấc ngủ sâu, thư thái sau một ngày mệt mỏi mà các nhà sản xuất đã tận dụng ưu điểm mát mẻ vào mùa hè, ấm áp khi đông về cùng với sự nhẹ nhàng, mềm mịn khi tiếp xúc của vải satin để may những bộ chăn, ga gối hoàn hảo cho người dùng.

Cách sử dụng và bảo quản vải satin

Do áp dụng kĩ thuật dệt vân đoạn cho nên vải satin ít bị nhăn nhúm khi sử dụng hay cả khi giặt giũ. Vì vậy để bảo quản, bạn chỉ cần không dùng chất tẩy mạnh. Nếu muốn gia tăng độ bền của vải, bạn nên ngâm trong nước lạnh cùng một ít muối khoản hai tiếng trong lần giặt đầu tiên để tăng độ bền màu cho sản phẩm.

Hơn nữa, Vải satin nên được giặt bằng tay và tránh vắt mạnh hay phơi dưới ánh nắng mặt trời quá ghét, tốt nhất nên phơi dưới bóng râm. Bên cạnh đó, đây là một chất liệu mềm mỏng, dễ bắt cháy nên khi là cần lật mặt trong và tránh nhiệt độ quá cao.

Trên đây, là những thông tin cơ bản về vải satin mà shop thời trang nữ Đà Nẵng muốn cung cấp đến các bạn với hy vọng sẽ giúp các bạn có những cân nhắc và lựa chọn hợp lý nhất đối với những sản phẩm được làm từ loại vải cao cấp này.

Xem thêm

Chia sẻ ngay:

Bài viết liên quan

11571239664764004001
Mẹo chọn đồ vest bé trai đúng chuẩn soái ca cập nhật xu hướng
Với các mẹ, để lựa chọn đồ vest bé trai giúp trẻ xuất hiện thật tươm tất và phong cách khi đi tiệc hoặc...
huong-dan-chon-do-vest-tre-em-11582306488874004001
Hướng dẫn cách chọn đồ vest trẻ em - Tất tần tật từ A-Z
Chọn lựa đồ vest bé trai sao cho đẹp, đúng chuẩn soái ca với trai cưng nhà mình luôn là vấn đề được các...
bo-suu-tap-do-vest-be-trai-sanh-dieu-dang-yeu-11582207499384004001
Bộ sưu tập đồ vest bé trai sành điệu, đáng yêu
Ngày nay, đồ vest bé trai không chỉ được những quý ông ưa thích mà còn được thường xuyên diện cho các...