Nổi mụn ở lưng là bệnh gì? Mụn ở lưng có thể là dấu hiệu về các vấn đề sức khỏe như nóng gan, viêm da, bệnh về phổi,… Vì vậy người bị nổi mụn ở lưng lâu ngày không nên chủ quan, cần phải đi khám để có hướng điều trị kịp thời. Sau đây, DANANGSALE sẽ cùng bạn tìm hiểu về các bệnh dẫn đến tình trạng nổi mụn lưng.
Nổi mụn ở lưng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện mụn nổi ở lưng?
Nổi mụn ở lưng là bệnh gì?
Tình trạng nổi mụn ở lưng thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điều này không chỉ làm người bị cảm thấy khó chịu, mất thẩm mỹ mà nó còn là dấu hiệu của bệnh sau:
Do rối loạn nội tiết
Theo các nghiên cứu, những rối loạn nội tiết là nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn ở lưng. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì là thời điểm gặp các vấn đề da mụn nhiều nhất. Ngoài ra, các chị em cũng thường nổi mụn ở lưng do kinh nguyệt hoặc đang trong thời kỳ mang thai. Do sự tăng tiết estrogen hoặc Testoserone kích hoạt tuyến bã nhờn tăng cường tiết dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên mụn.
Bên cạnh đó, một số trường hợp do dùng thuốc tránh thai hoặc do rối loạn buồng trứng ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố. Những hormone này bị rối loạn gây nên những căng thẳng thần kinh làm xuất hiện mụn ở lưng và thậm chí ở mặt.
>>> Xem thêm: Dẫn đầu xu hướng bằng các mẫu Quần Áo Thu Đông cực chất
Nóng gan làm nổi mụn ở lưng
Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi hoạt động của gan yếu đi sẽ gây suy giảm chức năng gan cấp tính, còn gọi là nóng gan. Nóng gan tạo nên cảm giác ngứa ngay khắp cơ thể, lưng xuất hiện nhiều mụn hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nóng gan nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt chưa khoa học.
Bị viêm nang lông
Viêm nang lông cũng là bệnh làm nổi mụn ở lưng. Đây là bệnh da phổ biến do các nang lông bị viêm, thường được gây nên bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Biểu hiện qua những nốt sần màu đỏ nổi thành từng mảng ở vùng lưng, đùi hoặc cánh tay. Những nốt mụn này có thể thâm đen hoặc có mủ nên thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá.
Viêm da dầu
Viêm da dầu chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể tác động đến những khu vực khác như mặt, mũi, tai, ngực, vai và lưng. Viêm da dầu thường gây ra các mảng vảy, da đỏ, cứng làm cho người bị cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tổn thương đến các nang lông.
Nguyên nhân viêm da dầu thường đến từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc do sử dụng các sản phẩm da không đúng cách. Nên chú ý cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện chức năng tuyến bã nhờn.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da có thể gây tổn thương một số bộ phận của da như nang lông, tuyến mồ hôi. Nhiễm trùng da có các vi trùng thông thường còn được gọi là viêm da mủ. Viêm da mủ là bệnh thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn, biểu hiện qua việc nổi mụn ở lưng.
Vấn đề về phổi
Nếu đang gặp các vấn đề về phổi, lưng sẽ là nơi xuất hiện các vấn đề bất thường đầu tiên. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể nóng lên và tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi hơn và sản sinh ra mụn. Vì vậy cần đi kiểm tra ngay nếu mụn mọc ở lưng trong thời gian dài.
Bệnh rôm sảy
Rôm sảy thường xảy ra khi thời tiết quá nóng, biểu hiện qua tình trạng nổi nhiều mụn mọc thành đám quanh cổ, lưng hoặc ngực. Bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, ăn nhiều rau xanh cùng các thực phẩm giải nhiệt để giảm tình trạng mụn ở lưng.
>>> Xem thêm: Tham khảo các mẫu áo len Hàn Quốc cực xinh
Lời khuyên giúp giảm tình trạng nổi mụn ở lưng
Để làm giảm hoặc ngăn ngừa mụn nổi ở lưng, bạn nên tham khảo và thực hiện một số vấn đề sau:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để góp phần thanh lọc, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
- Thói quen sinh hoạt: Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Không nên thức khuya, ngủ đúng giờ đúng giấc, luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng dễ gây mụn.
- Mặc quần áo thoải mái: Chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái để hạn chế bụi bẩn và mồ hôi ở lưng. Ngoài ra cũng cần chọn xà phòng giặt và nước xả phù hợp để tránh gây kích ứng da.
- Tẩy tế bào chết: Giúp giảm lượng da chết, chất cặn bã trên da và làm cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Tắm rửa sau khi vận động: Nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ sai khi tập luyện, chơi thể thao và vận động để tránh vi khuẩn tồn tại và phát triển. Chọn những loại sữa tắm phù hợp có chứa thành phần ngăn ngừa mụn.
- Thay ga giường: Ga giường là nơi chứa khá nhiều bụi bẩn cùng vi khuẩn, thay ga giường thường xuyên để luôn sạch sẽ và hạn chế nổi mụn trứng cá ở lưng.
Việc xuất hiện mụn lưng trong một thời gian dài báo hiệu về những căn bệnh nguy hiểm, bạn cần gặp ngay bác sĩ để kiểm tra về sức khỏe của mình xem có bị bệnh gì không. Hy vọng những thông tin về nổi mụn ở lưng là bệnh gì sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Từ đó có cho mình những kinh nghiệm để chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình.
Xem thêm