Cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt để giúp trẻ phát triển toàn diện là điều được rất nhiều bà mẹ hết sức quan tâm, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Khi nào thì nên cho trẻ ăn dặm, thực đơn ăn dặm gồm những gì, chế độ ăn dặm cho bé như thế nào,… Để giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan và chính xác về việc cho trẻ ăn dặm, bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó một cách chi tiết nhất.
Trẻ ăn dặm như thế nào là tốt nhất? Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm.
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm có nghĩa là cho trẻ ăn bổ sung các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ, thường bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ thịt, cá, rau, trái cây, sữa,… Những loại thức ăn này chỉ có công dụng bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện chứ không thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ vẫn cần phải cho bé bú đầy đủ hoặc tiến hành giảm lượng sữa và tăng lượng thức ăn dần dần thích hợp với độ tuổi của trẻ.
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?
Trước 6 tháng tuổi, cơ thể của trẻ còn non yếu, chưa có khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên nếu ăn dặm trước 6 tháng sẽ dễ gây suy dinh dưỡng.
Nếu ăn dặm quá trễ, sau 6 tháng, trẻ sẽ bị thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho cơ thể trong quá trình phát triển mạnh mẽ giai đoạn đầu đời. Đồng thời, việc cho ăn dặm trễ cũng sẽ gặp khó khăn khi phải tập cho trẻ làm quen với các loại thức ăn.
Từ đây có thể thấy rằng, thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 – 12 tháng tuổi sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của bé. Từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp ít nhất 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của bé.
>>> Xem thêm: Tham khảo ngay các mẫu áo vest trẻ em sành điệu
Cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt để giúp trẻ phát triển?
Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu khi cho trẻ ăn dặm, các ông bố bà mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một. Từ 1 đến 3 bữa đầu tiên có thể cho ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Dần dần tăng lượng tăng lượng thức ăn lên để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi.
Nên cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày, khi đã quen dần thì có thể tăng lên 2 bữa/ngày và thêm 1 bữa phụ bằng hoa quả, váng sữa,…
Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc
Nên cho bé ăn bột loãng và khoảng 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ dặc lên. Tăng độ thô của thức ăn dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,…để bé nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn. Cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt vì lúc này bé chưa mọc răng hoặc răng mọc rất ít.
Chế biến đồ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh
Thời gian đầu khi trẻ tập ăn thì chỉ nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, các loại rau củ quả. Tuy nhiên, từ 9 – 11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ cùng vitamin. Bên cạnh đó, cũng cần cho trẻ ăn nhiều trái cây để bổ sung các nhóm vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Cũng cần lưu ý, khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ cần phải lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là nên sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
>>> Xem thêm: Chọn mua những mẫu đồng phục học sinh đáng yêu và chất lượng tại đây
Những loại thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Khi tiến hành cho trẻ ăn dặm, cần phải đảm bảo được việc ăn dặm đúng cách và cân đối 4 nhóm thực phẩm sau đây:
Nhóm bột đường
Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các dạng bột như bột gạo hoặc bột ngũ cốc trộn với sữa. Các mẹ có thể sử dụng gạo tẻ nhưng không được trộn với gạo nếp sẽ gây đặc làm trẻ khó ăn. Hoặc trộn với đậu xanh, hạt sen, ý dĩ,…dễ gây cảm giác khó ăn và chậm tiêu ở trẻ.
Đến khi bé đã quen dần thị mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm hơn như bún, phở, súp,…để tránh khiến trẻ biếng ăn do ăn cháo lâu ngày.
Nhóm chất béo
Các mẹ nên bổ sung dầu thực vật (gồm dầu đậu nành, oliu, mè,…) và mỡ động vật (như mỡ gà, mỡ heo,…) xen kẽ các bữa ăn với tỷ lệ 1:1. Cần phải khéo léo khi chế biến thức ăn đảm bảo lượng chất béo vừa phải để con hấp thụ mà không sợ bị tăng cân, béo phì.
Nhóm chất đạm
Nhóm các thực phẩm giàu chất đạm sẽ giúp cho trẻ dễ tiêu hóa hơn như thịt nạc (heo, gà), lòng đỏ trứng gà. Rồi sau đó chuyển dần sang thịt bò, cá, tôm, cua,…khi trẻ sang tháng thứ 7 trở đi. Cũng cần lưu ý không nên cho ăn quá nhiều đạm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời nên kết hợp hài hòa giữa đạm đông vật (thịt, cá) và đạm thực vật (các loại đậu).
Nhóm chất xơ và vitamin
Gồm những thực phẩm như rau xanh và củ quả (rau mồng tơi, cà rốt, súp lơ,…). Khi mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên cho khoảng 1 thìa rau củ, sau đó tăng dần lên khoảng 2 3 thìa vào bột hoặc cháo. Lưu ý, nhóm này ít năng lượng nên khi kết hợp nhiều quá sẽ khiến bé chậm lên cân, cũng không nên quá ít để tránh hiện tượng táo bón.
>>> Xem thêm: Thời trang cho bé
Thực đơn ăn dặm theo độ tuổi
Thực đơn cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi
Từ 6 – 8 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đang tập ăn, vì vậy nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đang làm quen với thức ăn, cho trẻ ăn từng chút, mỗi tuần tăng lượng ăn của trẻ lên một chút. Trước tiên nên cho ăn 1 bữa/ngày, rồi tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng độ đặc lên.
Thực đơn cho trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi
Khi trẻ đã được 1 tuổi, có thể ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và ăn 4 bữa/ngày. Trong một bữa ăn cần đáp ứng đầy đủ tinh bột, trứng hoặc thịt, cá, rau và dầu mỡ.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi
Đây là giai đoạn trẻ đã có thể ăn cơm và ăn các loại thức ăn như người lớn. Nhưng cũng nên tránh những thức ăn quá dai và cứng hoặc thức ăn có khả năng gây nghẹn.
Từ 24 tháng tuổi trở đi đã có nhiều trẻ không còn bú mẹ. Chính vì vậy, bữa ăn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Ngoài 3 – 4 bữa chính thì có thể cho ăn thêm 1 – 2 bữa phụ trong ngày.
Lưu ý: Dù ở độ tuổi nào các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim,…vì sẽ làm trẻ đầy bụng và bỏ bữa.
>>> Xem thêm: Quần Áo Thu Đông Trẻ Em
Một số lưu ý cần thiết khi cho trẻ ăn dặm
Các mẹ cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để giúp trẻ ăn dặm đúng cách, ăn ngon miệng và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt:
- Nên thay đổi các loại thức ăn trong các bữa hoặc ngày, chú ý chọn loại thức ăn mà trẻ thích và ăn đủ bữa.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia thành bữa nhỏ.
- Không nên nêm nếm gia vị quá nhiều khi chế biến món ăn dặm, bởi giai đoạn này trẻ chưa quen với các loại gia vị. Điều này sẽ khiến bé khó chịu, không muốn ăn hay dẫn đến việc sợ ăn dặm.
- Nên cho bé uống nước sôi để nguội hoặc nước nước ép hoa quả tươi để cung cấp chất xơ, vitamin. Nhờ đó giúp đảm bảo quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra thuận lợi hơn.
- Đối với trẻ kém ăn, chậm lên cân hoặc sau khi bị ốm cần chú trọng bồi bổ bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để trẻ có thể bắt kịp đà phát triển. Đặc biệt là các thực phẩm giàu chất đạm như sữa, trứng, thịt, cá,…
Ăn dặm đòi hỏi các ông bố bà mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập cho bé ăn dặm. Hy vọng những chia sẻ của Danangsale về việc cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để giúp bé yêu của mình phát triển tốt và toàn diện hơn.
Xem thêm
- Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
- Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết
- Chế độ ăn để sinh con trai cần có những loại thực phẩm nào và cần hạn chế gì?
- Quần áo trẻ em hãng nào tốt và an toàn?
.
Shop Danangsale
Địa chỉ: 16 Nguyễn Sơn Hà, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Hotline: 0935.337.637
Email: shopdanangsale@gmail.com
Website: https://danangsale.vn/