Vải cotton là một loại vải khá thông dụng đối với các tín đồ thời trang. Vậy vải cotton là gì, và điều gì đã giúp vải cotton có được chỗ đứng như vậy trong ngành may mặc. Hãy cùng Danangsale tìm hiểu rõ hơn về loại vải này nhé.
1. Vải cotton là gì? Nguồn gốc của vải cotton?
Vải cotton là sợi vải có nguyên liệu tự nhiên là sợi bông và được kết hợp với các chất hóa học để cải thiện các đặc tính của nó theo định hướng thiết kế.
Vải cotton trở nên phổ biến rộng rãi trong ngành may mặc nhờ vào những ưu điểm vượt trội như thoáng khí, chống bào mòn, thấm hút mồ hôi, không bám bẩn và tránh nấm mốc tốt.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất vải cotton khá dồi dào, giá thành rẻ và có sẵn trong tự nhiên hoặc dễ gieo trồng. Ngoài những ảnh hưởng tích cực trong ngành may mặc, ngành dệt may cotton phát triển còn tạo điều kiện cho sự cải thiện của nông nghiệp.
Vải cotton là gì?
Vải cotton có nguồn gốc từ sợi bông, được trồng nhiều trong tự nhiên, đã thúc đẩy ông cha ta tìm tòi và ứng dụng sợi bông vào dệt may. Mãi cho đến ngày nay, khi ngành dệt may đã phát triển vượt bậc thì vị trí của sợi bông trong việc hình thành vải cotton vẫn không hề suy giảm.
Người ta sử dụng sợi bông kết hợp cùng những kỹ thuật dệt may tiên tiến và quy trình xử lý hóa chất hiện đại gia tăng độ bền của vải vóc. Và vải cotton ra đời.
2. Phân loại vải cotton
Vải cotton là một loại vải phổ biến trong đời sống, vì thế vải cotton trở nên đa dạng và phong phú hơn các loại vải khác. Vải cotton được phân thành 4 loại khác nhau, được đặt tên dựa theo số lượng cotton sử dụng trong từng loại.
Vải 100 % cotton
Đây là loại vải có nguồn gốc hoàn toàn từ sợi của quả bông, chính vì vậy, nó có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Là sản phẩm phù hợp cho các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên loại vải này có giá thành khá cao, thường được dùng cho các sản phẩm cao cấp.
Cotton 65/35 (CVC)
Vải cotton CVC 65/35 có thành phần nguyên liệu gồm 65% xơ bông và 35% xơ PE. Do tỉ trọng của sợi vải cotton trong loại vải này vẫn còn khá cao nên giá thành cũng tương đối đắt so với các loại vải cotton khác.
Cấu trúc của vải cotton
Vải Tixi (cotton 35/65)
Ngược lại với vải cotton 65/35 là vải cotton 35/65 hay còn gọi là Vải Tixi với thành phần gồm có 35% xơ bông và 65% xơ PE. Loại vải này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp bình dân với giá thành khá thấp.
3. Ưu nhược điểm của vải cotton
Để có thể đưa ra các lựa chọn hợp lý trong quá trình chọn mua vải cotton ta cần tìm hiểu các ưu, nhược điểm của loại vải này.
Ưu điểm
- Vải cotton có khả năng thấm hút cực kỳ tốt đem đến cho người dùng cảm giác khô thoáng, mát mẻ.
- Với nguồn nguyên liệu dồi dào đến từ tự nhiên, vải cotton có giá thành tương đối thấp hơn so với các loại vải khác
- Dễ dàng cho người sử dụng trong vấn đề bảo quản, nhờ vào độ bền cao, có thể chịu được các tác động từ máy giặt và chất tẩy rửa
Nhược điểm
Đối với loại vải cotton có thành phần 100% từ sợi bông thì có thể mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, giá thành lại khá cao vì vậy nó không được phổ biến với nhiều người.
4. Phương pháp nhận biết vải cotton
Hiện nay, vải cotton là loại vải phổ biến nhất trong thị trường may mặc. Bên cạnh đó, vải cotton còn có rất nhiều loại với những giá thành khác nhau vì thế quý khách cần biết cách nhận biết vải cotton để tránh mua phải hàng nhái hàng kém chất lượng.
Phương pháp nhận biết bằng các giác quan
- Vải thun Cotton 100% : Vải cotton rất dễ bị nhăn khi gấp nếp, vì thế bạn có thể quan sát bằng mắt thường để nhận biết. Hoặc bạn có dùng tay để cảm nhận, vải cotton chuẩn mang đến cảm giác mềm mịn nhưng không có độ rũ và không lạnh như vải cotton pha.
- Vải thun pha : Không giống vải thun chuẩn, vải thun khi được pha sẽ không bị nhăn khi vò và tạo cảm giác bền màu hơn.
Phương pháp nhiệt học
- Vải chuẩn Cotton : Nếu sản phẩm được làm từ vải chuẩn cotton thì sau khi đốt phần lửa cháy sẽ có màu hồng, khói xám và không để lại chất nhựa.
- Vải pha Cotton : Thành phần được dùng để pha trong vải cotton chính là sợi Poly, một dạng sợi nhân tạo nên khi đốt sẽ có mùi nhựa và nếu mùi càng nồng thì tỉ trọng của sợi poly trong vải chiếm càng cao. Khi cháy xong sản phẩm sẽ bị vón cục, chính là những sợi poly được dùng để pha.
Dùng phương pháp nhiệt học có thể phân biệt vải cotton
Phương pháp thấm nước
- Vải 100% Cotton : Đối với những sản phẩm vải cotton hoàn toàn thì khả năng thấm nước gần như toàn bộ mặt vải
- Vải pha PE : Đặc trưng của sợi Poly là khả năng chống nước vì thế vải pha poly sẽ thấm nước chậm và không đều.
5. Ứng dụng của vải cotton
Vải cotton được ứng dụng phổ biến trong thời trang và trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Đặc biệt, trong ngành thời trang độ phổ biến của vải cotton luôn đứng đầu. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều mẫu đồ mặc nhà, áo sơ mi nữ, thời trang công sở, đặc biệt là thời trang cho bé thường sử dụng chất liệu vải cotton 100%… được thiết kế và may mặc từ chất liệu vải cotton để tạo nên những mẫu đồ vừa thời trang vừa có chất lượng tuyệt vời, giúp người mặc tôn dáng lại mát mẻ dễ chịu.
Thun Thái là một loại thun cao cấp có thành phần 100% cotton
6. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản
- Không ngâm cùng xà phòng quá lâu sẽ gây ra hiện tượng bạc màu do vải cotton được nhuộm màu nhân tạo hoàn toàn.
- Phân loại trước khi giặt tránh tình trạng quần áo bị phai màu và lem vào các trang phục khác.
- Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh đảm bảo độ bền màu cho sợi vải, tránh nhàu nát, mục và bạc màu.
- Tránh phơi quần áo tại nơi có nắng gắt để đảm bảo trang phục giữ được độ bền tối đa.
7. Quy trình sản xuất vải cotton
Nguồn nguyên liệu để sản xuất vải cotton vô cùng dồi dào và dễ tìm. Tuy nhiên, quy trình sản xuất một xấp vải cotton hoàn chỉnh thì không hề dễ dàng gì. Hãy cùng tìm hiểu những giai đoạn hình thành một thước vải cotton hoàn chỉnh để hiểu rõ ưu điểm của loại vải này như dưới đây nhé:
Giai đoạn 1: Thu hoạch và phân loại
Thời điểm thu hoạch bông xảy ra từ tháng 11 và 12 trong năm, với ba bước khác nhau.
- Bước 1: Thu lượm những quả bông bỏ dưới gốc cây đã nở
- Bước 2: Sau 1 đến 15 ngày, tiến hành thu lượm đợt hai với những quả bông nằm ở phần giữa thân cây.
- Bước 3: Tiến tới thu hoạch tất cả quả bông đã nở ở phần ngọn cây.
Sau quá trình thu hoạch, người ta sẽ chọn lựa những quả bông chất lượng nhất để phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Vải cotton được làm từ sợi bông
Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông
Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải cotton. Sau khi đã phơi khô phần xơ bông được chọn lựa kỹ càng, người ta sẽ tiến hành tinh chế xơ bông để loại bỏ các tạp chất trong xơ.
Để tinh chế, xơ bông sẽ được đưa đến các nhà máy để xé sợi mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng xơ. Tiếp đến, phần xơ được xé sẽ được cho vào lò để nấu và thanh lọc các tạp chất như: nitơ, pectin, các axit hữu cơ hoặc phần màu thiên nhiên để đạt được kết quả cuối cùng là các xơ bông tinh chất.
Giai đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi
Với phần xơ bông tinh chất đã được tinh chế được dạng chất lỏng, sẽ được hòa tan với các hỗn hợp hóa học đặc biệt. Tiếp đến, người ta sẽ cho hỗn hợp thu được vào trong máy kéo sợi và kéo thành những sợi cotton.
Giai đoạn 4: Dệt vải cotton
Sau khi những sợi vải ngang dọc được hình thành, người ta sẽ tiếp tục quá trình xử lý hóa học các sợi vải cotton. Song song với quá trình dệt những sợi vải thành những tấm vải lớn, là các hoạt động làm bóng giúp sợi cotton nở ra, gia tăng khả năng thấm nước và lên màu khi nhuộm.
Tiếp theo, những tấm vải cotton sẽ được đem đi tẩy trắng để xóa sạch màu sắc tự nhiên và dầu mỡ vốn có, sẵn sàng bước vào giai đoạn tiếp theo là nhuộm vải.
Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton
Giai đoạn nhuộm vải là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện một tấm vải cotton. Ở giai đoạn này, vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm và các dung dịch phụ gia khác để làm tăng khả năng bắt màu của tấm vải. Quá trình nhuộm diễn ra rất nhiều lần, sau mỗi lần nhuộm, người ta mang vải đi giặt để tách các bụi bẩn, vải vụn và hợp chất.
Với những thông tin mà Danangsale đã tổng hợp trong bài viếty, hy vọng quý khách sẽ tìm cho mình cách chọn mua quần áo cũng như cách bảo quản và sử dụng vải cotton một cách tốt nhất.
Xem thêm
- Vải đũi là gì? Bạn sẽ không ngờ loại vải này liên quan đến lụa
- Vải Canvas là gì? Phân loại và ứng dụng của vải canvas?