Chắc hẳn không ít tín đồ thời trang thắc mắc vải Canvas là gì vì đây là một thuật ngữ khá lạ lẫm nếu bạn không phải người trong ngành.
Vải Canvas thực chất là vải bố, là một loại vải được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, từ thời trang đến các mặt hàng gia dụng. Sự cần thiết của nó gợi nhớ đến sự thành công của loài người trong việc tìm ra loại vải này.
Vậy hãy cùng Danangsale tìm hiểu về vải Canvas là gì theo bài viết dưới đây nhé.
Vải Canvas là gì?
Vải canvas là tên gọi được dùng để chỉ những loại vải được dệt từ cây gai dầu, không giống những chất liệu vải khác, sợi vải Canvas được dệt ngang dưới dạng lưới, thô, khá bền, ít thấm nước.
Tên gọi Canvas cũng đã có từ xa xưa, bắt nguồn từ “canabis” trong tiếng Ả – rập, hiểu theo nghĩa la-tinh là cây gai dầu. Trong thời gian đầu, loại cây này là nguyên liệu chính để dệt vải Canvas.
Vải Canvas là gì và có ứng dụng gì trong cuộc sống?
Nguồn gốc của chất liệu canvas
Chắc hẳn bạn chưa biết, cây gai dầu chính là nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc đã tạo ra vải từ cây gai dầu vào khoảng năm 3000 TCN. Họ cũng đã sử dụng sợi gai dầu để tạo ra dây thừng.
Vào khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã dệt sợi gai dầu cùng với bông. Vào thế kỷ VIII, Saracens và Moors đã đem bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, người ta cho bông vào trong quá trình dệt vải để sản xuất buồm cho các con thuyền. Ngày nay, chất liệu tổng hợp được đưa vào để chế tạo ra các loại vải buồm thay cho bông.
Đến đầu thế kỷ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã dùng vải canvas vào sản xuất các loại băng truyền và một vài chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.
Một số loại vải Canvas thông dụng
- Vải canvas cotton: Là loại vải canvas phổ biết nhất được kết hợp với sợi bông.
- Vải canvas lanh: Vải Canvas còn có thể kết hợp với vải lanh nhưng giá thành của chúng thường gấp 2 đến 3 lần so với vải cotton.
- Vải canvas hemp: Hemp có nguồn gốc từ cây “gai dầu”, là loại vật liệu cao cấp nhất trên thế giới, Vải Canvas hemp chủ yếu dùng để dệt vải bạt. Vải canvas hemp có khả năng chống nấm mốc, đàn hồi tốt và có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với vải cotton.
- Vải canvas tổng hợp: Vải canvas cũng có thể được làm từ sợi tổng hợp như polyester và nylon.
Đặc điểm của vải canvas
Vải canvas có khả năng chống thấm nước
Nếu là sợi cây gai dầu từ khả năng thấm hút của chúng rất cao, nhưng vải canvas được dệt theo phương ngang nên độ khít của vải rất lớn nên khi được đan lại với nhau độ hở của nó là rất rất nhỏ, kèm thêm ngày nay việc kết hợp với các sợi tổng hợp (sợi nylong) làm cho việc thấm hút lại càng trở nên khó hơn.
Những loại bạt che, hoặc một số đồ bảo hộ hiện cũng đang sử dụng loại vải này để may nên.
Màu sắc của vải canvas
Với việc khả năng thấm hút màu rất tốt từ sợi Canvas nên khi nhuộm màu vải thường sẽ ngấm sâu vào mọi ngóc ngách của sợi và bám rất chắc, không xảy ra tình trạng bay màu dù có gặp mưa gió hay nắng nóng thất thường.
Độ bền của vải canvas
Vải Canvas là một trong những loại có độ bền cao nhất. Dù cho có kết hợp thêm với các loại sợi khác thì độ bền của chúng vẫn nhỉnh hơn so với những loại vải khác như Cotton, Kate, Jeans…
Lưu ý một đặc điểm khá quan trọng đó chính là việc các sợi vải canvas rất dễ để kết hợp thêm với một số chất hóa học nhằm tăng thêm độ bền, cứng, khả năng chịu lực tốt, chống cháy hoặc là kháng nấm mốc.
Một số ưu điểm của vải canvas
Chống nước và chống gió
Các sản phẩm vải bố canvas được dệt rất chặt trong quá trình sản xuất đến nỗi nó có chất lượng chống thấm đáng kinh ngạc, thường được tăng lên nhờ các phương pháp xử lý chống thấm ở cuối quá trình sản xuất. Đây là lý do tại sao, nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng vải ngoài trời.
Trong một số trường hợp, sau khi trải qua xử lý, nó thậm chí còn đủ tiêu chuẩn là loại tàu biển cấp độ cao và được sử dụng làm vật liệu chế tạo buồm. Vải Canvas có khả năng chống gió, đó là một yếu tố khác tạo điều kiện cho việc sử dụng của nó như cánh buồm và vải bạt.
Mạnh mẽ
Bên cạnh khả năng chống nước và gió, vải canvas là một loại vải chắc chắn, không gây căng thẳng hay giật mạnh thường xuyên. Vì lý do này nó thường được sử dụng trong xây dựng lều và mái hiên cũng như cơ sở cho một số loại giày.
Chấp nhận các tác động hóa học
Một trong những ưu điểm chính của vải là nó dễ dàng chấp nhận một loạt các xử lý hóa học để cải thiện các đặc tính tự nhiên của vải. Bao gồm các phương pháp xử lýị để tăng khả năng chống cháy, chống nước và chống nấm mốc. Ưu điểm của vải canvas được xử lý là lâu dài trong khi yêu cầu bảo trì ít so với nhiều loại vải khác.
Giữ màu
Do tính chất đan chặt của vải biển, nó giữ màu nhuộm hoặc xử lý khác rất tốt. Ngay cả trong điều kiện môi trường cực kỳ khắc nghiệt, loại vải này vẫn có thể tỏa sáng như mới với độ phai tối thiểu.
Ứng dụng của vải Canvas
Với đặc tính bền bỉ, khả năng chống nước, khả năng giữ màu và tính chất màu sắc hơi cổ điển của mình. Loại vải này nhận rất nhiều sự ưa thích của con người. Chính vì thế, nó cũng được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày. Qua thời gian, con người tìm hiểu nhiều hơn về đặc tính của nó và tận dụng triệt để loại chất liệu này.
Ứng dụng trong sản xuất đồ gia dụng
Vải canvas được dệt từ cây gai dầu theo dạng lưới nên rất bền và chắc chắn. Và một đặc tính mang tính ứng dụng rất cao của chất liệu vải này chính là khả năng chống thấm nước.
Ngày nay, khi thời trang cổ điển lên ngôi thì những chất liệu mang màu sắc trung tính như Canvas rất được ưa chuộng.
Với tất cả những tính chất phù hợp đó, Vải Canvas được sử dụng nhiều trong các mặt hàng gia dụng như khăn bàn, rèm cửa, ghế sofa, vỏ gối, mang lại vẻ đẹp mộc mạc cho những sản phẩm được làm từ chất liệu này.
Vải bố thô, dày nên được dùng để may làm rèm cửa bởi có khả năng cản nắng và các tia độc hại tương đối tốt. Ngoài ra, những chiếc rèm vải bố màu kem hoặc màu gỗ, còn đem lại vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, mang đậm phong cách cổ điển cho ngôi nhà của bạn.
Ấm cúng và tinh tế là những gì mà những vật dụng gia dụng làm từ chất liệu Canvas đem lại cho không gian có sự hiện diện của chúng.
Con người đã khéo léo kết hợp chất liệu vải Canvas cùng với cotton ở tỷ lệ từ 35% đến 65%. Từ đây, tạo ra những sản phẩm có khả năng chống nước cực tốt như cánh buồm, lều, bạt, quần áo mưa,…
Ứng dụng trong nghệ thuật
Tranh canvas được in trên chất liệu vải canvas, là dòng tranh in công nghệ cao – in bằng máy in phun kĩ thuật số với mực in chuyên dụng.
- Loại vải in tranh Canvas thường có màu trắng đặc trưng nhưng không phải màu trắng xóa như các loại vải được xử lý qua chất tẩy rửa.
- Đây là loại vải hay dùng của các họa sĩ để vẽ tranh và là vật liệu chuyên dụng cho in tranh vì nó có tính chất hút mực kết hợp tạo nên hình ảnh đẹp, màu sắc rõ rệt, nổi bật.
Tranh canvas phổ biển bởi ngay cả những người nghiệp dư vẫn có thể dùng nó để tạo nên một sản phẩm mang phong cách riêng của mình.
Ứng dụng trong thời trang
Nhờ ưu điểm độc đáo riêng, vải Canvas còn được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, như túi vải, giày dép…
Bên cạnh những chiếc túi vải mang màu sắc trung tính, vintage thì nền công nghiệp nhuộm phát triển cũng đã cải thiện cho chất liệu này những màu sắc đa dạng hơn.
Ngoài túi vải, chất liệu này còn được dùng để sản xuất balo, giày hoặc vest trẻ em…mang đến cho người dùng sự trẻ trung, năng động, thân thiện với môi trường.
Phương pháp bảo quản vải canvas
Cách bảo quản
Vì hầu hết vải Canvas được làm từ sợi tự nhiên nên chúng tương đối bền và không cần giặt ủi quá nhiều. Nên đem đi giặt khô sẽ làm cho vải được bền lâu hơn.
Mặc dù có khả năng chống mưa gió thời tiết xấu tốt nhưng bạn cũng không nên để quanh năm suốt tháng nếu như không có nhu cầu sử dụng.
Cách làm sạch vải
Nên làm theo 2 bươc sau:
Bước 1: làm sạch khô trước khi giặt.
- Nên loại bỏ các loại bụi bẩn, bằng cách làm sạch khô trước. Sau đó đem chúng phơi tránh ánh nắng trực tiếp.
- Nếu các bạn cảm thấy các sản phẩm được may bằng vải Canvas bị dơ thì hãy cố gắng loại bỏ bụi, làm sạch khô chúng, rồi phơi chúng ở nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Bước 2: Giặt bằng nước sạch
- Sau khi giặt khô xong mà vải vẫn còn quá bẩn thì bạn có thể sử dụng nước để làm sạch kỹ hơn nhưng hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa, chất hóa học như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến độ bê của vải.
Như vậy, vải canvas tuy đơn giản, nhưng nếu tận dụng tốt các ưu điểm của loại vải này, vẫn có thể tạo nên nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và trong nhiều lĩnh vực.
Xem thêm
- Vải santin là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và bảo quản vải satin?
- Vải lanh là gì? Phân loại, đặc điểm, bảo quản và ứng dụng của vải lanh.