Vải len là gì có lẽ là câu hỏi vẫn nhiều người thắc mắc, dù không phải là loại vải gì quá xa lạ so với người tiêu dùng. Đặc biệt, vào mùa đông, thời trang bằng vải len được nhìn thấy khắp mọi nơi trên đường phố hay trong nhà.
Vải len được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại vải này và lý do vì sao nó lại phổ biến với mọi người vào mùa đông như vậy. Hãy cùng Danangsale tìm hiểu về những đặc tính và ứng dụng của vải len như bài viết dưới đây nhé.
1. Vải len là gì? Nguồn gốc của vải len
1.1. Vải len là gì
Vải len được bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp là “Laine”, trong khi tên tiếng Anh của nó là Wool. Vải len bắt đầu gia nhập vào Việt Nam ở thời kỳ còn là thuộc địa của Pháp.
Vải len là loại vải có nguồn gốc là lông động vật. Trong kết cấu của vải len, thông thường lông cừu chiếm nhiều nhất (95 – 97%), tiếp đến là lông dê (2%), lông lạc đà(1%). Thỉnh thoảng, người sản xuất cũng có sử dụng một vài loại lông của các loài động vật khác như thỏ, bò.
Vải len đa phần được sử dụng để may trang phục giữ ấm vào mùa đông, bên cạnh đó còn có các phụ kiện đi kèm như bao tay, mũ len, khăn quàng cổ.
Vải len là gì? Ứng dụng của vải len là gì?
1.2. Nguồn gốc của vải len
Vải len xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào 4000 năm trước công nguyên tại vùng đất Địa Trung Hải. Người ta thực hiện sản xuất vải len bằng cách thu thập các sợi xơ len từ lông động vật. Sau đó, loại bỏ tạp chất và tiến hành xe thành sợi rồi đem đi dệt.
Về cách loại bỏ tạp chất của xơ len thì người ta tiến hành rất kỹ càng bằng phương pháp đun nóng xơ len trong hỗn hợp dung dịch xà phòng đậm đặc.
Hiện nay, trên thế giới có các trang trại nổi tiếng chuyên cung cấp lông cừu để dệt vải len. Phần đông các trang trại như thế nằm ở Úc và Argentina, sau đó là Hoa Kỳ và New Zealand.
2. Đặc điểm của vải len
Ưu điểm
- Có khả năng giữ nhiệt tốt nên được ứng dụng để may áo ấm.
- Chất len mềm mịn, không bị cọ xát hay bám dính vào người.
- Khả năng chống cháy mà ít loại vải nào có được, cháy ít và cháy rất chậm. Khi đem ra khỏi lửa sẽ dừng cháy ngay
- Cách nhiệt và cách điện cực kỳ tốt
- Vải len có độ co dãn và độ đàn hồi rất cao
- Có thể hấp thụ thuốc nhuộm nhanh và giữ màu tốt mà không cần sử dụng các loại hóa chất.
Nhược điểm
- Dễ bị bung sợi: Kết cấu của vải len là khi bị rách hay tuột sợi len thường kéo theo các sợi khác và làm hỏng toàn bộ sản phẩm.
- Thấm nước: Nhiều loại vải thấm nước được xem là ưu điểm. Tuy nhiên, vải len có độ thấm nước khá cao lại không có khả năng tự thoát hơi nước. Vì thế vải sau khi thấm sẽ lâu khô và rất nặng.
- Có mùi và ẩm mốc nếu bảo quản trong một thời gian lâu trong tủ quần áo.
>>> Xem thêm: Thời Trang Áo Len
3. Những cách thức phân loại vải len
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải len khác nhau. Tùy vào cách dệt, nguyên liệu mà người ta phân loại chúng với nhau.
3.1. Phân loại theo cách sản xuất nguyên liệu thô
Len sợi thô
Đây là cách thức chải sợi theo các loại xơ ngắn và nặng. Các xơ len được sắp xếp ngẫu nhiên không theo một quy tắc nào. Đối với loại len chải sợi thô này, người ta thường dùng để sản xuất áo khoác, khăn quàng cổ, găng tay, giày đan móc…
Len chải sợi kỹ
Được dùng để sản xuất những sợi len mảnh và có độ mềm mịn cao. Các sợi xơ len được phân bố song song với nhau.
Đối với các loại sản phẩm thường trực tiếp tiếp xúc với da thịt thì người sản xuất sẽ đặc biệt ứng dụng loại len chải sợi kỹ này. Thông thường, bạn sẽ tìm tới nó ở những trang phục như tất, mũ…
3.2. Phân loại theo nguồn gốc động vật
Lông cừu nguyên chất
Đây là loại vải len được lấy từ những đàn cừu mới thay lông lần đầu tiên trong đời. Chất của vải len này thường cực kỳ mềm mịn và có độ đàn hồi cực kỳ cao.
Len Cashmere
Với loại len cashmere, người ta sẽ dùng phương pháp thủ công để lấy lớp lông từ những con dê cashmere chưa được 12 tháng tuổi. Đây là những chú dê được nuôi ở những vùng núi cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt như núi Ấn Độ, núi Mongolia, dãy Himalaya.
Vải len được sản xuất từ lông dê cashmere siêu nhẹ, có tác dụng giữ nhiệt gấp 8 lần so với những loại len thông thường. Điểm đặc biệt của loại len này là thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Được làm bằng phương pháp thủ công từ nguồn nguyên liệu khá ít ỏi lại có nhiều ưu điểm nổi bật nên vải len cashmere hiện đang có giá thành đắt đỏ.
>>> Xem thêm: Đồ Bộ Thu Đông
Len lông cừu Merino
Len lông cừu Merino được dệt từ lông của con cừu Merino. Loại cừu này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, hiện tại, giống cừu này được nuôi nhiều ở Nam Mỹ, Nam Phi và Châu Úc.
Lông cừu Merino thuộc loại mảnh, mềm mịn nhất trong các loại lông cừu. Đặc biệt, sợi len làm từ lông cừu Merino rất mảnh nhưng lại có độ chắc chắn cực kỳ cao, có thể uốn cong hơn 20.000 lần mà không lo bị đứt gãy.
Len Angora
Đây là loại len làm từ lông của loài thỏ, có độ xốp và bông hoàn hảo nhưng độ bền lại không đảm bảo. Chính vì vậy, người ta thường thêm các thành phần sợi len khác vào cùng khi sản xuất len Angora.
Ngoài những sợi len kể trên, hiện nay trên thị trường còn len vải len dệt kim, vải dạ dệt từ len, vải len Alpaca, vải len Qiviut…
4. Quy trình sản xuất vải len
Các bước dùng để sản xuất vải len cũng không có gì quá phức tạp. Quy trình sản xuất vải len gồm ba bước, như sau:
Bước 1: Xử lý xơ len (lông động vật) sau khi cắt
Từ những nguyên liệu thô sơ ban đầu là lông động vật nguyên chất, người sản xuất sẽ tiến hành làm sạch bằng cách xử lý bụi bẩn và các loại tạp chất khác. Bước cuối cùng để xử lý len là nấu các xơ len ở nhiệt độ cao trong dung dịch xà phòng hoặc những hợp chất có tính kiềm để làm mềm.
>>> Xem thêm: Thời Trang Thu Đông Cao Cấp
Bước 2: Đun sợi len
Ở bước đầu tiên, ta đã tiến hành đun xơ len để làm sạch. Đến bước này, người sản xuất sẽ đem sợi đi đun với nước ấm, sau đó phơi khô.
Bước 3: Chải sợi len
Tùy vào nguyên liệu thô mà ta có hai cách chải sợi len khác nhau: len sợi chải thô, len sợi chải kỹ.
5. Cách nhận biết vải len
Có rất nhiều cách để nhận biết vải len, từ phương pháp trực quan thông thường đến việc sử dụng chất xúc tác.
Nhận biết bằng trực quan: Nhìn và dùng tay sờ vào vải
Quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy bề mặt len có hơi xù lông. Khi chạm vào, bạn sẽ có cảm giác tay khá ráp và bề mặt vải cưng cứng hơn so với vải bông. Nếu kéo thử, vải sẽ bị co dãn, khi bị kéo đứt thì vết đứt không được gọn gàng.
Nhận biết bằng nhiệt độ: Thực chất, nhận biết bằng nhiệt độ chính là đốt cháy vải.
Vải len được đánh giá là loại vải rất khó cháy. Khi đưa vải tiếp xúc với lửa thì vải len cháy rất yếu và ngay lập tức tắt khi tách vải khỏi lửa. Vải len sau khi cháy xong sẽ có mùi khét như tóc cháy, phần tro đen và dễ bị bóp vỡ.
Nhận biết bằng các loại hóa chất
Vải len rất kị các dung dịch kiềm. Nếu bị đốt cháy cùng với dung dịch kiềm thì xơ len sẽ bị phân hủy hoàn toàn trong vài phút.
6. Ứng dụng của vải len
Mặc dù nhiều người biết đến vải len, nhưng thông thường ai cũng cho rằng loại vải này chỉ dùng để may các trang phục và phụ kiện cho mùa đông để giữ ấm.
Chất liệu len thực chất được sử dụng rất nhiều ở những vùng có khí hậu thay đổi liên tục, ngày nắng đêm lạnh. Một chiếc áo len lông cừu có khi giúp tránh cái nóng vào ban ngày và giữ ấm vào ban đêm.
>>> Xem thêm: Thời Trang Áo Phao
Ứng dụng của vải len trong lĩnh vực nội thất
Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ tiến hành xử lý các loại xơ len khác nhau để áp dụng trong lĩnh vực nội thất. Đối với những loại len có chất lượng và giá thành thấp, người ta sẽ dùng nó để sản xuất thảm, các loại phụ gia trong xây dựng cần cách điện, cách nhiệt.
Len có chất lượng trung bình thường được sử dụng để may chăn, rèm cửa và làm vải bọc sopha.
Ứng dụng của vải len trong lĩnh vực may mặc
Đây là lĩnh vực chính của nền công nghiệp sản xuất vải len.
Từ xưa đến nay, vải len luôn được nghĩ đến đầu tiên khi thời tiết trở lạnh. Ngày xưa, người ta thường dùng vải len để may áo khoác giữ ấm. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau từ áo len đến váy liền, chân váy.
Các loại phụ kiện không thể thiếu như mũ len, bít tất, găng tay, khăn choàng cổ.
Ứng dụng trong lĩnh vực đồ handmade
xxVải len là một loại vải được ứng dụng khá cao trong lĩnh vực làm đồ handmade từ túi xách, bông tai, giày, khăn choàng cổ… Có rất nhiều các cửa hàng làm đồ handmade từ len ra đời.
7. Cách bảo quản
Những phương pháp nên dùng để bảo quản vải len:
- Trước khi giặt nên loại bỏ bớt bụi bằng cách giũ mạnh
- Mẹo nhỏ để giữ màu len là bạn nên cho thêm một ít giấm vào trong nước giặt.
- Nên ngăn mồ hôi tiếp xúc với vải bằng cách mặc một chiếc áo mỏng bên trong.
- Cất giữ nơi khô thoáng, tránh nơi ẩm ướt vì vải len rất dễ bị mốc.
Những việc không nên làm đối với vải len:
- Không sử dụng móc để treo đồ len, đặc biệt là móc sắt.
- Không giặt đồ len bằng nước ấm và chất tẩy trắng.
Một số phương pháp xử lý len bị xù lông.
- Sử dụng mặt nhám của miếng bọt biển chà lên bề mặt lông bị xù.
- Tận dụng dao lam, dao cạo để cạo nhẹ lên phần vải bị xù.
Trên đây là những tổng hợp đầy đủ để giải đáp câu hỏi Áo len là gì. Qua bài viết này, Danangsale mong các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vải len và có thể chọn cho mình những sản phẩm từ vải len phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.
Xem thêm