Trong quá khứ, thời điểm ngành công nghiệp dệt may chưa ra đời, vải vóc được làm ra đều bằng phương pháp thủ công và dùng nguyên liệu đến từ thiên nhiên như cotton, tơ tằm…
Tuy nhiên, khi nhu cầu tiêu dùng gia tăng, phương pháp thủ công cùng những chất liệu tự nhiên với giá thành cao, khó bảo quản không còn phù hợp. Các nhà sản xuất đã tìm cách sáng tạo nên các loại vải mới từ các sợi nhân tạo có tính ứng dụng cao để thay thế.
Đặc biệt, trong đó vải Polyester tổng hợp được sử dụng nhiều nhất bởi khả năng chống nhăn, kháng bụi bẩn, kháng khuẩn, nấm mốc và tính thẩm mỹ cao của nó. Sự ra đời của vải polyester đã tác động mạnh mẽ đến giá thành của các chất liệu vải đang có.
Vậy vải Polyester là gì, hãy cùng Danangsale tìm hiểu về loại vải nhân tạo khá đặc biệt này nhé.
1. Vải Polyester là gì? Lịch sử của vải polyester
1.1. Vải Polyester là vải gì?
Vải Polyester là một loại vải nhân tạo, có thành phần nguyên liệu của nó hoàn toàn không có liên quan đến các sợi thực vật trong tự nhiên như những loại vải khác. Thành phần đặc trưng của nó chính là ethylene, có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và không khí.
Polyester hay còn được gọi là poly là một loại sợi tổng hợp ra đời từ rất lâu từ những năm 1951, vì thế thường bị nhầm lẫn với các chất liệu vải đến từ tự nhiên.
Vải polyester là gì? Loại vải này có ưu điểm và ứng dụng nào?
Dựa trên những phản ứng hóa học giữa rượu và acid, các nhà khoa học đã tiến hành các phản ứng cho nhiều phân tử kết hợp vô tình với nhau và cùng tạo ra một phần tử lớn có cấu trúc tương đồng.
1.2. Lịch sử của vải polyester
Mặc dù mãi đến năm 1951, vải Polyester mới chính thức ra đời. Tuy nhiên, vào những năm 1930, chúng đã được tìm thấy trong phòng thí nghiệm.
Kể từ đó, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu về loại vải này, kéo dài mãi đến năm 1941, 2 nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson đã tiến tớI quá trình hình thành loại vải nhân tạo tổng hợp này.
Đến năm 1946, DuPont đã chính thức mua bản quyền của loại sợi này tại Mỹ, và phải mất năm năm sau đó, vào năm 1951 thì chúng mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường với cái tên Dacron.
Thời kỳ đỉnh cao của loại vải này là vào những năm 70, khi những sàn nhạc Disco xuất hiện khắp mọi nơi, mọi người dễ dàng tìm thấy những bộ trang phục bóng bẩy được làm từ loại chất liệu tổng hợp này.
Hiện nay, Vải Polyester có hai dạng chính là Polyethylene(PET) và poly-1,4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Trong đó, PET là loại phổ biến hơn nhờ tính ứng dụng cao khi độc lập hay trộn với những loại vải khác và độ bền chắc.
2. Đặc điểm của vải Polyester
2.1. Ưu điểm
Khả năng chống nhăn cực kỳ tốt
Khả năng chống nhăn tuyệt vời là điều mà mọi người vẫn hay thường nói đến khi nhắc về loại vải này. Khác hoàn toàn với những loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, trong suốt quá trình sử dụng và giặt giũ, bạn sẽ không có cơ hội bắt gặp loại vải này bị nhăn hay kéo dãn.
Chính vì thế, nó là lựa chọn hoàn hảo cho những sản phẩm như chăn ga gối đệm cần độ bền bỉ theo thời gian.
Vải Polyester có khả năng chống nhăn tốt
Không bám bẩn và dễ giặt giũ
Đây là một ưu điểm đáng ngạc nhiên của chất liệu này. Các loại bụi bẩn hoàn toàn không thể bám dính trên bề mặt vải bởi độ mượt mà và sáng bóng của nó.
Ngoài ra, đây là một chất liệu rất dễ giặt giũ, chúng ta hoàn toàn có thể dùng máy giặt thay thế cho giặt tay mà không lo sản phẩm được làm từ chất liệu Polyester bị hư hỏng.
Vải Polyester dễ nhuộm màu
Khả năng nhuộm màu ấn tượng Vải Polyester được coi như một loại vải đi đầu trong khả năng hấp thụ màu sắc khi nhuộm nhất. Các sản phẩm làm từ chất liệu này khi được nhuộm đều đạt được độ tối ưu về màu sắc.
Hơn thế nữa, khả năng giữ màu của chất liệu này cũng vô cùng ấn tượng nên những sản phẩm được nhuộm qua thời gian sử dụng vẫn đảm bảo màu sắc như ban đầu.
Độ bền cao
Do trong quá trình sản xuất, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và cho thêm chất xúc tác để loại bỏ các khuyết điểm của sợi Polyester cho nên sản phẩm cuối cùng đạt được độ bền rất cao.
Chúng hầu như không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất nào, thêm vào đó là khả năng co dãn cực tốt cùng với tính chống mốc và chống mòn hoàn hảo.
Vải Polyester chống thấm, chống nhiệt tốt
Ngoài những ưu điểm rõ nét được kể ở trên, vải Polyester còn có khả năng chống nước, chống cháy vượt bậc hay khả năng cách nhiệt hoàn hảo.
Vải Polyester có khả năng chống thấm tốt
2.2. Nhược điểm
Vải polyester có độ dày và khối lượng lớn vì thế nếu dùng để may quần áo hoàn toàn bằng vải này mà không có pha thêm các sợi vải tự nhiên sẽ làm cho quần áo trở nên thô cứng và nóng.
3. Ứng dụng của Polyester
3.1. Ngành may mặc thời trang
Vải Polyester cao cấp ngày nay được sử dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc nhờ vào khả năng bền màu, giữ dáng và chống nhăn tuyệt vời của vải poly.
Đặc biệt trong đó, quần áo thể thao may bằng vải Polyester pha cotton rất được ưa chuộng.
>>> Xem thêm các sản phẩm Áo sơ mi nữ
Vải Polyester cao cấp pha cotton ứng dụng phổ biến trong thời trang thể thao
3.2. Ngành chăn ga gối đệm
Lĩnh vực tiêu biểu nhất sử dụng vải poly phải kể đến ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Nếu không tìm hiểu rõ, nhiều người có thể nhầm thắc mắc, vài poly được ra đời với mục đích chính là để phục vụ cho ngành chăn ga gối đệm.
Vải poly được sử dụng nhiều để làm đệm bông ép, với những ưu điểm như đều màu, tạo độ cứng và độ đàn hồi tuyệt vời cho đệm, nhờ vào đó cột sống của người dùng sẽ được nâng đỡ trong suốt thời gian ngủ.
3.3. Một vài lĩnh vực khác
Dựa trên những ưu điểm do con người tạo ra, vải poly còn được áp dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác trong đời sống như dùng để bọc đồ nội thất, rèm cửa, ô dù, áo mưa…
Áo khoác dùng vải Polyester chống mưa, chống nắng
4. Cách bảo quản
Không giống như những loại vải được sản xuất từ chất liệu thiên nhiên, vải poly rất dễ bảo quản, có thể giặt máy hoặc giặt tay tì ý.
Ngoài ra, với đặc tính chống nhăn của mình, người sử dụng vải poly không cần phải thực hiện thao tác ủi(là) đối với loại vải này.
5. Quy trình sản xuất vải Polyester
Polyester được sản xuất dựa trên các dạng sợi khác nhau như sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament bằng những phương pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng đều phải trải qua năm bước cơ bản sau đây.
Trùng hợp
Để sản xuất Polyester, người ta cho hai chất dimethyl terephthalate và ethylene glycol phản ứng với nhau cùng với chất xúc tác ở nhiệt độ đun nóng 150-210° C, từ đó thu được một hợp chất mới có tên là Monomer.
Sau đó, người ta cho hợp chất mới này phản ứng với Axit Terephtalic và đem đun nóng ở nhiệt độ 280° C, tạo ra sản phẩm cuối cùng chính là Polyester. Người ta tiếp tục đem Polyester thu được đùn qua khe dài để tạo thành các dải Polyester nối tiếp nhau.
Làm khô
Các dải dài Polyester thu được qua công đoạn 1 sẽ được đem đi sấy khô và làm lạnh cho đến khi chúng trở nên giòn hơn. Tiếp theo đó, người ta sẽ cắt chúng thành những mảnh nhỏ để dễ bảo quản và đảm bảo độ bền nhất quán của sản phẩm trong một thời gian dài.
Đùn sợi
Đến giai đoạn này, người ta sẽ đem những mảnh vỡ của polyester đã được cắt nhỏ đi đun nóng ở nhiệt độ 260 đến 270 độ C và thu được một hỗn hợp đặc sệt. Dung dịch Polyester thu được sau đó sẽ được đặt trong các ổ phun sợi và được đùn ép qua những chiếc lỗ có nhiều hình dáng khác nhau như tam giác. hình tròn, đa giác, ngũ giác..
Tùy vào kích thước mong muốn của sợi mà mật độ lỗ trong ổ phun sẽ được quyết định nhiều hay ít. Các sợi nhỏ được phun ra từ ổ và xoắn lại với nhau tạo nên các sợi đơn. Trong suốt quá trình đùn sợi, người sản xuất còn tìm cách cải tiến thêm cho loại sợi tổng hợp này bằng cách cho thêm nhiều hóa chất khác nhau để khắc phục những nhược điểm vốn có của sợi Polyester ban đầu như kháng khuẩn, chống tĩnh điện…
Kéo căng
Sợi Polyester được hình thành tới giai đoạn này sẽ rất mềm và có thể kéo dãn gấp hàng trăm lần so với ban đầu.
Càng được kéo dãn thì sợi Polyester sẽ có độ dày và đường kính nhỏ hơn vì thế độ mềm cứng của sản phẩm cuối cùng sẽ được quyết định ở giai đoạn này theo ý muốn.
Cuốn sợi
Cuối cùng, sợi Polyester sau khi được kéo căng sẽ được cuốn vào ống sợi lớn và được dệt thành vải.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức tổng quát về vải Polyester, một loại vải được ứng dụng rất nhiều trong các mặt của đời sống hàng ngày. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về loại vải khá đặc biệt và hữu ích này.
Xem thêm
- Vải không dệt là gì? Tại sao không dệt mà lại nhiều ứng dụng như vậy?
- Vải cotton là gì? Vì sao loại vải này thông dụng nhất hiện nay?