Ngày Thần Tài là ngày nào? Những điều cần lưu ý trong ngày vía Thần Tài

Ngày Thần Tài là ngày nào? Cúng Thần Tài sao cho đúng và cần lưu ý những gì? Đây là một ngày quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người kinh doanh, làm ăn buôn bán. Vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường sẽ dâng lễ cúng để cảm ơn Thần Tài, đồng thời cũng cầu mong cho một năm mới nhiều may mắn, làm ăn tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngày Thần Tài qua bài viết sau đây.
 

ngày thần tài là ngày nào
Ngày Thần Tài là ngày nào? Cần lưu ý những gì?
 

Ý nghĩa của ngày Thần Tài

 

Việc thờ Thần Tài có nguồn gốc tại Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ lâu. Ngày Thần Tài là một ngày lễ rất quan trọng, nhất là với những gia đình làm ăn, buôn bán, doanh nhân. Thần Tài là vị thần giúp cho người dân, đặc biệt là những người làm ăn, buôn bán luôn được mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, hút tài lộc và tiền tài vào nhà.
 

Đây là ngày mà mọi người thành tâm dâng lễ để cảm ơn Thần Tài và cũng là ngày mà mọi người có thể thay đổi vía ông Thần Tài để có một năm mới làm ăn tốt hơn.
 

Ngày Thần Tài là ngày nào?

 

Ngày Thần Tài hàng năm

 

Theo truyền thuyết, ngày mà Thần Tài về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Vì vậy mà người ta lấy ngày này là ngày vía Thần Tài, cầu mong Thần sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho mình. Vào ngày ngày, các gia đình sẽ lau dọn bàn thờ, sắm sửa lễ vật dâng cúng Thần Tài.
 

Trong những năm gần đây, người Việt Nam còn có tục mua vàng với mong muốn cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, tài lộc dồi dào vào ngày vía Thần Tài hàng năm.
 

ngày thần tài là ngày nào và có ý nghĩa gì
 

Ngày vía Thần tài hàng tháng

 

Ngoài việc cúng lễ Thần Tài vào ngày mùng 10 thàng Giêng thì người ta còn chọn ngày mùng 10 hàng tháng là ngày để cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần có phần khác biệt hơn những vị thần khác khi không dùng toàn đồ mặn mà còn có thêm cả đồ chay. Thông thường thì 6 tháng đầu năm nên dâng đồ mặn, 6 tháng cuối năm thì dâng đồ chay.

   >>> Xem thêm: 99+ mẫu quần áo tập yoga cao cấp, giá cực mềm
 

Hướng dẫn cách cúng trong ngày vía Thần Tài

 

Bài biện bàn thờ

 

Bàn thờ là một chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, ở bên trong khảm sẽ có bài vị Thần Tài. Trước bài vị sẽ sắp một bát hương kê trên 1 khay vàng giấy, hai bên bát hương sẽ có 2 cây đen nhỏ, cùng với 1 khay nước và 2 chén rượu.
 

Để việc cúng lễ Thần Tài luôn được suôn sẻ, đầu tiên cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ, tắm rửa cho tượng Thần và chùi rửa các đồ thờ cúng cẩn thận trước khi đặt vào lại bàn thờ.
 

Sắm sửa đồ cúng

 

ngày thần tài là ngày nào và cách cúng như thế nào
 

Đối với ngày thường, mọi người có thể dâng cúng Thần Tài các loại hoa quả tươi, bánh kẹo hoặc là đồ chay.

Đối với ngày vía Thần Tài, bạn cần chuẩn bị một mâm cỗ mặn thành tâm dâng lên cúng. Lễ vật thường bào gồm:
 

  • Cỗ tam sên sẽ gồm 1 miếng thịt heo quay, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc.
  • 1 bộ giấy tiền vàng mã.
  • 1 đĩa ngũ quả.
  • Chum rượu.
  • Đèn hoặc nến.
  • Thuốc lá, gạo và 1 chén muối hột.

 

Lễ vật khi cúng Thần Tài có thể lớn nhỏ khác nhau tùy điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng không nên sắm sửa quá phô trương và tốn kém.
 

Sau khi đã chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, chúng ta sẽ tiến hành cúng lễ. Khi cúng phải hoàn toàn thành tâm, thành ý cúng các vị Thần để cầu mong được sự giúp đỡ tối đa từ các vị Thần.
 

Một số điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài

 

Để cúng Thần Tài được linh nghiệm, bạn nên lưu ý một vài điều như sau:
 

  • Lau dọn bàn thờ và tắm tượng Thần Tài thật sạch sẽ. Với các cửa hàng kinh doanh, buôn bán nếu có bàn thờ Thần Tài thì nên đặt hướng mặt ra phía cửa chính.
  • Khi cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng cần phải chuẩn bị tươm tất và chu đáo hơn cúng Thần Tài vào thường ngày. Nên chuẩn bị lễ vật đúng với phong tục dân gian hoặc quan niệm địa phương.
  • Người làm lễ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Trong quá trình làm lễ nên mở tất cả các cửa nằm đúng hướng Tài lộc để đón nhận năng lượng tích cực vào nhà.
  • Lộc sau khi cúng chỉ cho người trong nhà, không được mang cho người ngoài.
  • Lễ Thần Tài nên được đặt trong nhà, tránh đặt ngoài sân hay ban công vì dễ bị các vong lang thang phá phách.

 

ngày thần tài là ngày nào và cần lưu ý những gì

 

Những kiêng kỵ trong ngày cúng Thần Tài

 

Đặt bàn thờ gần những nơi không sạch sẽ

 

Kỵ đặt bàn thờ gần những khu vực như nhà vệ sinh, nhà tắm, bếp, chỗ phơi quần áo,… Sẽ không mang lại được tài lộc như ý do bị thần linh trách quở.
 

Bàn thờ bài trí lộn xộn

 

Việc bài trí bàn thờ Thần Tài cũng cần tuân theo quy tắc, đặt đúng thứ tự các đồ thờ cúng, không được xếp đặt tùy tiện. Cách bài trí đúng như sau: Bát hương đặt chính giữa bàn thờ, tượng Thần Tài bên trái, bàn thờ Thổ Địa bên phải. Đặt 3 hũ gạo, muối và nước nằm ở vị trí giữa. Khi thắp hương, cúng kiếng, đặt lọ hoa bên phải và đĩa hoa quả bên trái.
 

Không tắm rửa cho Thần Tài

 

Vào trước ngày vía Thần Tài, gia chủ nên tắm rửa tượng Thần Tài cho thật sạch sẽ. Vệ mặt tâm linh, người ta cho rằng dọn dẹp bàn thờ, tắm tượng Thần Tài thể hiện được lòng thành của mình. Nước tắm cho tượng thần có thể dùng nước hoa bưởi hay nước gừng (có tác dụng tẩy uế).
 

Thỉnh Thần Tài, Thổ địa vào bát hương

 

Nhân dân quan niệm rằng, vào ngày vía Thần Tài không nên thỉnh Thần Tài Thổ Địa nhập vào bát hương hay tượng thần. Điều này sẽ khiến việc làm ăn kém suôn sẻ, thường vướng xui xẻo hoặc tai họa.
 

ngày thần tài là ngày nào và những kiêng kỵ trong ngày thần tài
 

Sử dụng đèn nháy, đèn điện thay cho đền dầu, nến

 

Trên bàn thờ Thần Tài, nhất là ngày mùng 10 tháng Giêng, gia chủ nên tránh dùng đèn nháy, đèn điện thay cho đèn dầu hay nến. Người ta cho rằng, đèn nháy hay đèn điện sinh ra trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
 

Nói tục, chửi bậy hoặc đánh nhau trong ngày cúng Thần Tài

 

Trong ngày làm lễ cúng Thần Tài, gia chủ cần lưu ý tránh sinh sự, cãi vã, nói bậy, vì gia đạo bất an thì thần linh sẽ quở phạt.
 

Ăn mặc trang phục thiếu nghiêm túc

 

Trang phục, tóc tai của người làm lễ, thắp hương cũng phải thể hiện lòng thành kính. Việc ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm được xem là hành vi coi thường thần linh.
 

Chia lộc sau khi cúng vía Thần Tài cho người ngoài

 

Vào ngày vía Thần Tài, người ta rất kỵ tán lộc cho người ngoài, vì nếu lộc trong nhà mà chia cho người khác tức là không giữ được lộc. Muối, gạo sau khi cúng nên cất đi, còn nước thì nên đứng từ ngoài hất vào trong nhà.
 

Ngày Thần Tài 2021 là ngày nào?

 

Ngày vía Thần Tài năm 2021 sẽ rơi vào ngày 21 tháng 2 năm 2021. Bạn hãy nhớ ghi chú lại ngày này để có thể sắm sửa dâng cúng Thần Tài và đi mua vàng.
 

Những chia sẻ về Ngày Thần Tài là ngày nào từ Danangsale hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó là cách cúng Thần Tài sao cho đúng cùng những lưu ý và kiêng kỵ trong ngày Thần Tài để bạn có thể thực hiện chỉnh chu. Từ đó rước được nhiều may mắn và tài lộc vào nhà.

Xem thêm

Chia sẻ ngay:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

mẫu áo khoác len nữ dáng dài đẹp
TOP 10 mẫu áo khoác len nữ dáng dài đẹp và thời thượng nhất
Áo khoác len dễ mặc, dễ phối đồ, giúp giữ ấm cơ thể và không bao giờ lỗi mốt. Đây sẽ là sự lựa chọn lý...
những kiểu đồ bộ đẹp nhất 2023
TOP 15 những kiểu đồ bộ đẹp nhất 2023 các nàng không thể bỏ qua
Mùa hè này, bạn đã sắm cho mình những đồ bộ đẹp chưa? Chị em phụ nữ hẳn luôn mong muốn mình tự tin và...
kiểu đồ bộ vải đũi trẻ trung
TOP 8 kiểu đồ bộ vải đũi trẻ trung dễ thương nhất
Vải đũi là chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt nên được rất nhiều chị em sử dụng để may mặc vào...

Bài viết mới nhất

mẫu áo khoác len nữ dáng dài đẹp
TOP 10 mẫu áo khoác len nữ dáng dài đẹp và thời...
những kiểu đồ bộ đẹp nhất 2023
TOP 15 những kiểu đồ bộ đẹp nhất 2023 các nàng...
kiểu đồ bộ vải đũi trẻ trung
TOP 8 kiểu đồ bộ vải đũi trẻ trung dễ thương nhất
cách kiểu áo sơ mi nữ hàn quốc
11+ Các kiểu áo sơ mi nữ Hàn Quốc đẹp và hợp xu...