Bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Ăn chôm chôm có tốt cho thai nhi không?

Bà bầu có nên ăn chôm chôm? Chắc hẳn chúng ta đã được biết đến nhiều loại trái cây tốt cho phụ nữ mang thai như cam, chuối, đu đủ, na, táo,… Tuy nhiên, khi nhắc đến chôm chôm thì nhiều ý kiến cho rằng loại quả này không tốt, nhất là với các mẹ bầu. Vậy thì bà bầu ăn chôm chôm có tốt không? Bà bầu ăn chôm chôm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi không? Hãy cùng Danangsale tìm hiểu chi tiết hơn về việc sử dụng chôm chôm cho các bà bầu qua bài viết dưới đây.
 

bà bầu có nên ăn chôm chôm
Bà bầu có nên ăn chôm chôm không? Ăn chôm chôm có tốt cho thai nhi không?
 

Thành phần dinh dưỡng của quả chôm chôm

 

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong chôm chôm chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Loại quả này cũng phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g chôm chôm cụ thể như sau:
 

  • Calo: 82 kcal
  • Chất xơ: 0,9g
  • Chất đạm: 0,65g
  • Chất béo: 0,21g
  • Cacbohydrate: 20,8g
  • Canxi: 22mg
  • Phốt pho: 9mg
  • Kali: 42mg
  • Sắt: 0,4mg
  • Vitamin C: 4,9mg

 

Bên cạnh đó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác như: protein, vitamin A, vitamin B6, kẽm, magie, natri,…
 

Vậy bà bầu có nên ăn chôm chôm hay không?

 

Nhiều mẹ trẻ thắc mắc bà bầu ăn chôm chôm được không, và cũng có rất nhiều người truyền tai nhau nói rằng phụ nữ mang thai không được khuyến khích ăn chôm chôm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được quả chôm chôm. Chôm chôm không những không gây hại mà còn đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, nếu sử dụng với số lượng hợp lý, các mẹ cũng sẽ không cần lo ngại về bất kỳ tác dụng phụ nào.
 

     >>> Xem thêm: Thời trang trẻ em cao cấp
 

Những lợi ích của chôm chôm với bà bầu

 

Chôm chôm là một trong những loại trái cây lý tưởng để bổ sung vào thực đơn ăn uống của các mẹ bầu. Cụ thể một số lợi ích mà quả chôm chôm mang lại cho phụ nữ đang mang thai như sau:
 

Bổ sung chất sắt cho cơ thể

 

Lượng chất sắt được tìm thấy trong chôm chôm khá dồi dào. Nhờ đó sẽ giúp cơ thể bà bầu kiểm soát được nồng độ hemoglobin tốt. Thậm chí chôm chôm cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
 

bà bầu có nên ăn chôm chôm hay không
Bà bầu ăn chôm chôm được không?
 

Đồng thời, vitamin C trong chôm chôm cũng giúp quá trình hấp thụ đồng và sắt diễn ra tốt hơn. Vì vậy có thể cải thiện việc sản xuất các tế bào máu, làm hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai.
 

Tăng cường hệ miễn dịch

 

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt, điều này sẽ khiến cho các mẹ bầu dễ dàng trở thành mục tiêu của các loại vi khuẩn. Trong khi đó, chôm chôm rất giàu đồng, khoáng chất này giúp kích thích sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó có thể chống lại các bênh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, ho, sốt, nhức đầu,…
 

Tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu

 

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, bà bầu dùng chôm chôm sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Không những thế, nó còn hỗ trợ phòng tránh được các vấn đề liên quan đến đường ruột, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy,… Hơn nữa, ăn quả này thường xuyên còn giúp làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách tiêu diệt các ký sinh trùng đường ruột, ngăn ngừa mắc bệnh ung thư ruột kết.
 

Giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol

 

Một tác dụng tuyệt vời khác từ chôm chôm đó là hỗ trợ cải thiện khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều này sẽ làm tiền đề giúp các mẹ bầu luôn ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giảm thiểu hiện tượng phù nề chân tay dễ mắc vào cuối thai kỳ.
 

Có tác dụng thanh lọc cơ thể

 

Chôm chôm có khả năng loại bỏ các độc tố có hại khỏi cơ thề nhờ lượng vitamin C và phốt pho.
 

bà bầu có nên ăn chôm chôm lợi ích của chôm chôm với bà bầu
Ăn chôm chôm có tốt cho bà bầu không?
 

Chống buồn nôn và chóng mặt khi mang thai

 

Không ít chị em gặp tình trạng chóng mặt, nôn ói khi mang thai. Điều này gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hàng ngày của các mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, hãy thử ăn một vài quả chôm chôm. Quả có vị ngọt hơi chua sẽ làm giảm tình trạng buồn nôn, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và đỡ mệt mỏi hơn.
 

Phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn

 

Trong chôm chôm chứa axit gallic, một chất có tác dụng thần kỳ trong việc loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập và tấn công từ vi khuẩn có hại hoặc các nhiễm trùng khác.
 

     >>> Xem thêm: Tham khảo những mẫu quần áo cho bé gái cực xinh để sắm ngay cho thiên thần nhỏ của bạn
 

Tăng cường sức khỏe hệ xương

 

Chôm chôm còn giàu canxi, phốt pho, kẽm và magie để giúp cho hệ xương được củng cố và khỏe mạnh. Cùng với đó, nó cũng cung cấp canxi để thai nhi phát triển.
 

Cung cấp vitamin E làm đẹp da

 

Quả chôm chôm còn là một nguồn cung cấp vitamin E để giải quyết các vấn đề về da cho bà bầu. Ăn chôm chôm là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện các vết rạn da sau sinh, đồng thời còn ngăn ngừa mụn trứng cá, mẫn ngứa và lão hóa da.
 

Có công dụng làm đẹp tóc cho mẹ bầu

 

Trong giai đoạn thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố khiến tóc của mẹ bầu mỏng và yếu hơn. Ăn chôm chôm cũng là một thói quen tốt giúp điều trị hiệu quả các vấn đề về da đầu khi mang thai như gàu, rụng tóc.
 

Bà bầu nên ăn chôm chôm như thế nào mới đúng cách?

 

bà bầu có nên ăn chôm chôm và ăn chôm có tốt cho thai nhi không
 

Cách sử dụng chôm chôm tốt nhất cho mẹ bầu

 

  • Ngoài cách ăn trực tiếp, các mẹ bầu có thể làm nước uống cũng rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần lấy phần thịt ép lấy nước hoặc thái hạt lựu thêm một chút đường, đá rồi uống. Rất thơm ngon, thanh mát, tốt cho cả mẹ và thai nhi.
  • Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên ăn chôm chôm sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng. Lúc này, khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể được xem là tốt nhất.
  • Bà bầu không nên ăn chôm chôm vào buổi tối hoặc lúc sắp đi ngủ. Vì lượng đường trong trái cây sẽ làm tăng mức năng lượng trong cơ thể đột biến, khiến mẹ bầu tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.
  • Tùy từng cơ địa và sức khỏe của mỗi người khác nhau nên số lượng sử dụng chôm chôm cũng có sự thay đổi. Bác sĩ đưa ra lời khuyên, thông thường, mỗi phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 10 quả chôm chôm trong 1 ngày (khoảng 200 – 300g).

 

     >>> Xem thêm: Mua ngay những mẫu đồ bộ mặc nhà đẹp với giá siêu rẻ
 

Việc bà bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt không?

 

Cũng giống như những thực phẩm hoặc các loại trái cây khác, việc lạm dụng quá nhiều chôm chôm không những không tốt mà còn gây ra nhiều tác dụng xấu cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Nếu ăn quá nhiều chôm chôm có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như sau:
 

Tăng chỉ số đường huyết

 

Vì chôm chôm chứa hàm lượng đường khá cao, nên khi ăn số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ đường huyết. Nếu những mẹ bầu đang mắc chứng đái tháo đường thì cần hạn chế ăn loại quả này. Nếu muốn ăn hoặc quá thèm, thì chỉ nên ăn từ 5  – 6 quả trong mỗi tuần.
 

bà bầu có nên ăn chôm chôm không
Bà bầu ăn chôm chôm được không?
 

Tăng lượng cholesterol trong máu

 

Hàm lượng đường trong trái chôm chôm còn có khả năng chuyển hóa thành rượu. Chính vì thế nếu dùng quá nhiều, nó sẽ làm tăng chỉ số cholesterol ở phụ nữ mang thai.

Vậy, ăn chôm chôm có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là ăn chôm chôm tốt cho bà bầu, nhưng tuyệt đối không nên ăn quá nhiều vì sẽ có những tác dụng phụ không tốt.
 

Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm

 

Để có thể hấp thụ tối đa các thành phần dinh dưỡng từ chôm chôm và cũng tránh gây ra tác dụng phụ thì các mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:
 

  • Có thể dễ dàng mua chôm chôm ở nhiều nơi, tuy nhiên nên mua ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo và cần phải rửa sạch, ngâm nước muối trước khi ăn.
  • Khi ăn không nên dùng răng cắn vỏ bên ngoài, sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm hóa chất độc hại.
  • Với phụ nữ có thai, cần chú ý không dùng chôm chôm quá chín hoặc để quá lâu. Bởi chôm chôm quá chín hoặc để lâu thường có nồng độ cồn cao vì xảy ra hiện tượng lên men.
  • Những bà mẹ bị tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao cần hạn chế sử dụng chôm chôm.
  • Không lạm dụng quá nhiều vì lượng đường cao trong chôm chôm ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất của mẹ và thai nhi.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng chôm chôm tốt nhất.

 

bà bầu có nên ăn chôm chôm và cách chọn chôm chôm cho bà bầu
 

Hướng dẫn cách chọn chôm chôm cho bà bầu

 

Một vài mẹo nhỏ giúp chọn chôm chôm tươi ngon cho mẹ bầu bạn có thể tham khảo:
 

  • Mùa chôm chôm thường bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến tháng 11, vì thế mẹ bầu không nên mua chôm chôm ngoài khoảng thời gian này. Vì những quả chôm chôm trái mùa thường chứa lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.
  • Nên chọn những quả to, mọng và chắc tay bởi vì chúng sẽ có phần thịt dày và mọng nước.
  • Nên chọn những quả có màu đỏ tươi, chọn quả có lông mềm và dẻo bằng cách lăn nhẹ trên tay.
  • Không nên mua những quả đã xỉn màu, hoặc có màu nâu, lông khô và giòn vì chúng không tươi ngon.
  • Có thể bảo quản chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong khoảng 4 – 5 ngày.

 

Trên đây là những chia sẻ về việc bà bầu có nên ăn chôm chôm không được chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp gửi đến bạn. Hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc cũng như có thêm những thông tin hữu ích để sử dụng chôm chôm hợp lý tận dụng những lợi ích từ loại quả này.
 

Xem thêm

Chia sẻ ngay:

Bài viết liên quan

11571239664764004001
Mẹo chọn đồ vest bé trai đúng chuẩn soái ca cập nhật xu hướng
Với các mẹ, để lựa chọn đồ vest bé trai giúp trẻ xuất hiện thật tươm tất và phong cách khi đi tiệc hoặc...
huong-dan-chon-do-vest-tre-em-11582306488874004001
Hướng dẫn cách chọn đồ vest trẻ em - Tất tần tật từ A-Z
Chọn lựa đồ vest bé trai sao cho đẹp, đúng chuẩn soái ca với trai cưng nhà mình luôn là vấn đề được các...
bo-suu-tap-do-vest-be-trai-sanh-dieu-dang-yeu-11582207499384004001
Bộ sưu tập đồ vest bé trai sành điệu, đáng yêu
Ngày nay, đồ vest bé trai không chỉ được những quý ông ưa thích mà còn được thường xuyên diện cho các...